Trình độ đào tạo là gì? Các trình độ đào tạo cơ bản hiện nay ở Việt Nam

Trình độ đào tạo (hay trình độ chuyên môn) là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh về năng lực chuyên mộ của ứng viên khi xin việc. Vậy cụ thể trình độ đào tạo là gì? Các yếu tố nào dùng để đo lường trình độ đào tạo của một người và các cấp bậc trình độ cơ bản hiện nay ở Việt Nam là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

I. Trình độ đào tạo là gì?

Trình độ đào tạo (Professional Qualification) là thuật ngữ dùng để chỉ năng lực chuyên môn của bản thân về một lĩnh vực đặc thù nào đó như kiến trúc sư, giáo viên… Trình độ đào tạo không đơn giản chì là các kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập và còn là cách vận dụng các kiến hức đó vào thực tế. Vì vậy, từng trình độ đào tạo cụ thể của mỗi ngành nghề cần có yêu cầu nhất định về trình độ chuyên ngành.

>>> Xem thêm: Mẫu phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo của nhân viên cho doanh nghiệp

II. Vai trò của trình độ đào tạo.

Chúng ta đều có chung khung chương trình đào tạo chuẩn từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên, chúng ta đều có những công việc khác nhau trong cuộc sống. Mỗi cá nhân sẽ lựa chọn cho mình các kiến thức chuyên ngành khác nhau để học tập, trao dồi và phát triển để trở thành thế mạnh trong riêng lĩnh vực công việc đó.

III. Các yếu tố đo lường trình độ đào tạo

Hiện nay, có rất nhiều cách để đo lường trình độ đào tạo và người ta sẽ thường dựa trên các yếu tố sau:

Các kiến thức và kỹ năng và liên quan

Kiến thức và kỹ năng là tiêu chí đánh giá quan trọng nhất khi xem xét trình độ trên một phương diện chuyên môn nào đó. Ví dụ: Trình độ đào tạo, chuyên môn của giáo viên sẽ được đánh giá dựa trên yêu cầu về năng lực nghề nghiệp tương ứng với từng cấp bậc đào tạo.

>>> Xem thêm: Phương pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên nhanh hiệu quả nhất

Các kỹ năng kèm

Bên cạnh các kỹ năng, kiến thức chuyên môn thì một yếu tố khác để đo lường trình độ đào tạo là các kỹ năng đi kèm. Các kỹ năng này dùng để bổ trợ cho công việc chuyên môn trở nên chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả hơn như: kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng phần mềm, kỹ năng về tin học văn phòng…. Tùy theo yêu cầu đặc thù của ngành nghề sẽ cần các kỹ năng cụ thể khác nhau.

Sức khỏe duy trì nghề nghiệp

Nhiều người chủ quan và bỏ qua tiêu chí để đánh giá về trình độ chuyên môn của một người là sức khỏe. Bất kể công việc nào cũng cần có sức khỏe để duy trì hoạt động tốt chuyên môn của mình. Tuy nhiên, một số công việc đặc thù, sức khỏe phải được đưa lên hàng đầu trong yêu cầu đánh giá trình độ chuyên môn đào tạo như: phi công, tiếp viên hàng không…

IV. Các cấp bậc về trình độ chuyên môn trong hệ thống đào tạo

Trình độ đào tạo sơ cấp

Trình độ đào tạo sơ cấp thường dành cho những ai làm việc liên quan đến kỹ thuật. Ở trình độ này bạn sẽ được đào tạo song song giữa lý thuyết và thực hành để nhanh chóng nắm được các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản. Thời gian đào tạo của cấp bậc này tương đối ngắn. Thông thường từ 3 đến 6 tháng.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo,bạ có thể thành thạo các thao tác kỹ thuật trong công việc. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn sẽ nằm dưới sự quản lý, giám sát của những người có trình độ đào tạo, nghiệp vụ cao hơn.

>>> Xem thêm: Xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân

Trình độ đào tạo trung cấp

Chương trình đào tạo cho cấp bậc này thường phù hợp với các bạn đã vượt qua trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Thời gian đào tạo trung cấp đối với bạn đã tốt nghiệp THPT là 2 năm và đối với THCS là 4 năm. Sau khi hoàn thành chương trình này, các bạn sẽ dễ dàng nắm vững kiến thức chuyên môn cũng như nghiệp vụ và có thể thực hiện công việc một cách độc lập.

Trình độ đào tạo cao đẳng

Đối với trình độ đào tạo này các bạn sinh viên sẽ được truyền đạt kiến thức rộng hơn về một chuyên ngành cụ thể. Sau khi hoàn thành bậc đào tạo cao đẳng, bạn có thể tự giải quyết các vấn đề chuyên môn. Ngoài ra còn trang bị cho bạn kỹ năng quản lý, giám sát cơ bản.

Chỉ những bạn đã hoàn thành bậc trung học phổ thông mới đủ điều kiện xét tuyển và thời gian đào tạo bậc cao đẳng trung bình từ 2.5-3.5 năm.

Trình độ đào tạo đại học

Chương trình của bậc đào tạo đại học giúp sinh viên nắm được chuyên môn và kỹ năng giải quyết các vấn đề có tính phức tạp cao hơn. Thời gian đào tạo trung bình từ 4 đến 5 năm hoặc lâu hơn tùy theo chuyên ngành.

>>> Xem thêm: Phần mềm elearning – Phần mềm đào tạo hiệu quả nhất hiện nay

Trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

Chỉ những bạn đã tốt nghiệp đại học mới đủ điều kiện xét tuyển chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Đối với những ai hoàn thành chương trình khung đào tạo này ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn họ dễ dàng áp dụng nó để giải quyết các vấn đề thực tiến và hơn nữa là định hướng phát triển trong tương lai.

Trân đây là tổng hợp các thông tin về “trình độ đào tạo là gì?”. Mong rằng các chia sẽ của Lạc Việt sẽ giúp bạn có được các thông tin hữu ích và giúp bạn xác định được mục tiêu cũng như định hướng tương lai của mình.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tổng hợp các kỹ năng quản lý công việc hiệu quả
  • Giáo trình đào tạo nhân viên bán hàng chuẩn nhất hiệu quả cao
  • Onboarding là gì? Những điều cần biết về Onboarding cho doanh nghiệp
  • Top 10 phương pháp tạo hứng thú học tập
  • Giáo án điện tử là gì? Lợi ích của giáo án điện tử