ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN ỨNG VIÊN

1. Trợ lý sản xuất là gì? Vai trò của người trợ lý sản xuất

1.1. Trợ lý sản xuất là gì?

Trợ lý sản xuất là một nhân viên làm việc trong dây chuyền sản xuất của nhà máy hoặc doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của trợ lý sản xuất đó là hỗ trợ sản xuất và đảm bảo cho dây chuyền sản xuất được diễn ra một cách trơn tru. Bên cạnh đó, trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất, một số công việc lắp ráp đơn giản cũng thuộc phạm vi công việc của người trợ lý sản xuất.

Đôi khi, người trợ lý sản xuất cũng đảm nhiệm một vài nhiệm vụ lắp ráp đơn giản. Thậm chí, nhiều người trợ lý sản xuất còn có hiểu biết về dây chuyền và kỹ thuật sản xuất và hỗ trợ xử lý sự cố đơn giản.

1.2. Công việc hàng ngày của người trợ lý sản xuất

Nội dung công việc của người trợ lý sản xuất rất đa dạng. Đối với mỗi lĩnh vực sản xuất thì người trợ lý sản xuất lại có những nhiệm vụ chuyên biệt. Tuy nhiên, nhìn chung thì hàng ngày người trợ lý sản xuất sẽ đảm nhiệm những công việc sau đây.

1.2.1. Tham mưu cho quá trình sản xuất giúp cải thiện dây chuyền sản xuất

Đây là công việc chủ yếu của người trợ lý sản xuất. Người trợ lý sản xuất giám sát toàn bộ dây chuyền sản xuất, nhịp độ sản xuất, nguyên liệu đầu vào… Trên cơ sở đó, trợ lý sản xuất đề xuất những ý kiến cải tiến quy trình sản xuất hoặc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào tốt hơn, tối ưu hóa nguồn lực sản xuất… Mọi ý kiến tham mưu của người trợ lý sản xuất đều phải dựa trên cơ sở chuyên môn và kinh nghiệm. Những ý kiến đóng góp này sẽ giúp cải thiện dây chuyền sản xuất, tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất để tăng thêm lợi nhuận.

1.2.2. Lập báo cáo về sản phẩm và sản xuất

Báo cáo về sản phẩm và quy trình sản xuất cần được lập và gửi lên ban quản lý. Đây cũng là nhiệm vụ hàng ngày của người trợ lý sản xuất. Đặc biệt là trong những nhà máy, doanh nghiệp lớn thì báo cáo hàng ngày, hàng tuần và hành tháng rất được chú trọng.

Dựa trên báo cáo sản xuất, người quản lý sẽ giám sát và kiểm soát được tiến độ sản xuất và hiệu quả sản xuất.

1.2.3. Giám sát chất lượng sản phẩm

Trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào thì chất lượng sản phẩm cũng là một trong những yếu tố được quan tâm chú trọng hàng đầu. Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có bộ phận thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bảo mỗi sản phẩm được bán ra phải là một sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Để làm được điều này thì không thể bỏ qua vai trò của người trợ lý sản xuất. Người trợ lý sản xuất cần kiểm tra các thông số kỹ thuật của sản phẩm một cách chặt chẽ và nghiêm khắc và thường xuyên. Mọi sai sót dù là nhỏ nhất cũng đều có thể ảnh hưởng đến sản xuất hoặc ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, báo cáo về tiến độ kiểm tra sản phẩm và thái độ làm việc của công nhân sản xuất cũng thuộc vào phạm vi công việc hàng ngày của người trợ lý sản xuất.

1.2.4. Điều hành dây chuyền sản xuất

Người trợ lý sản xuất cũng là người duy trì sự liên lạc và trao đổi giữa cấp quản lý và nhân viên. Mọi chỉ đạo của quản lý sẽ được truyền đạt xuống đội ngũ công nhân sản xuất thông qua trợ lý sản xuất. Đồng thời, mọi ý kiến, kiến nghị, đề xuất của công nhân sản xuất cũng được truyền đạt đến người quản lý thông qua trợ lý sản xuất. Mọi vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng được nhanh chóng ghi nhận và khắc phục để duy trì nhịp độ sản xuất với sự hỗ trợ của người trợ lý sản xuất.

1.2.5. Khắc phục sai sót xảy ra trong quá trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất đôi khi bạn không thể tránh khỏi những sai sót. Lúc này, người trợ lý sản xuất sẽ phối hợp với những bộ phận liên quan để nhanh chóng khắc phục sai sót và ổn định lại quy trình sản xuất.

Việc khắc phục sai sót trong sản xuất cũng có đôi khi liên quan đến cả nguyên vật liệu đầu vào, chẳng hạn như số lượng, chất lượng và báo giá. Người trợ lý sản xuất sẽ ghi nhận lại mọi sự bất bình thường này và báo cáo với cấp trên. Đôi khi chính họ cũng là người phụ trách liên hệ với nhà cung cấp nguyên vật liệu để xử lý những vấn đề trên.

2. Yêu cầu dành cho người trợ lý sản xuất

Như vậy bạn đã hiểu được trợ lý sản xuất là gì và công việc hàng ngày của người trợ lý sản xuất. Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu yêu cầu để trở thành trợ lý sản xuất nhé!

2.1. Trình độ chuyên môn

Dù bạn làm trợ lý sản xuất trong lĩnh vực nào, bạn cũng cần phải có bằng tốt nghiệp từ Trung cấp trở lên với các chuyên ngành như chế tạo, cơ khó, quản trị kinh doanh hay các ngành liên quan tới công việc này. Bạn cũng cần chứng minh trong CV xin việc rằng bạn có các nền tảng cơ bản về chuyên môn.

Bên cạnh đó, bạn cần có các kiến thức về các hàng hóa, sản phẩm trong công ty và am hiểu về chúng để giải quyết công việc chính xác nhất, các sản phẩm như máy móc, sản xuất thực phẩm, dệt may…

Ngoài ra, yếu tố quan trọng để trở thành trợ lý sản xuất là bạn cần có kinh nghiệm vài năm cho vị trí trợ lý sản xuất hoặc nhân viên sản xuất trong các lĩnh vực.

2.2. Yêu cầu về kỹ năng

Để trở thành trợ lý sản xuất, bạn cần phải thành thạo tin học văn phòng, phần mềm hỗ trợ quản lý sản xuất. Bạn cần rèn luyện cho mình các kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc online, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng giải quyết vấn đề và lập kế hoạch hiệu quả, nhanh chóng, biết cách quản lý thời gian và sắp xếp công việc hợp lý nhất.

Đồng thời, bạn cần phải là người linh hoạt để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, nâng cao hiệu suất công việc và tạo động lực cho bản thân và người khác. Kỹ năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường, đơn hàng công ty cũng là một kỹ năng không thể thiếu trong vị trí trợ lý sản xuất.

Bên cạnh đó, trợ lý sản xuất cần phải có kỹ năng quản lý, giám sát, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.

3. Lương trợ lý sản xuất có cao hay không?

Tất nhiên, ứng viên tìm việc luôn mong muốn mức lương cao và tương xứng với những gì bản thân bỏ ra, có như vậy họ mới cảm thấy gắn bó lâu dài với công việc. Với vị trí trợ lý sản xuất, vai trò của vị trí này trong những doanh nghiệp sản xuất rất lớn, do đó mức lương và bạn nhận được cũng không hề ít, chỉ cần bạn có thể đáp ứng được yêu cầu về công việc.

Tùy theo năng lực của mỗi người và kinh nghiệm làm việc, trợ lý sản xuất sẽ có mức lương từ 12 đến 20 triệu/tháng hoặc có thể cao hơn nữa. Mức lương cũng phụ thuộc lớn vào quy mô công ty sản xuất nhỏ hay lớn.

Với mức lương hấp dẫn, trợ lý sản xuất đang là ngành nghề được nhiều bạn trẻ săn đón. Bạn có thể truy cập vieclam123.vn để tìm việc làm trợ lý sản xuất ngay!

Trên đây là thông tin về khái niệm trợ lý sản xuất là gì cùng với một số thông tin về vị trí này. Trong các công ty, doanh nghiệp sản xuất, trợ lý sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do vậy, mức lương của trợ lý sản xuất vô cùng hấp dẫn, quy mô công ty càng lớn thì mức lương càng cao. Để trở thành trợ lý sản xuất, bạn cần phải trau dồi và trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhé!