Các loại mô trong cơ thể người

1. Mô là gì?

Trong quá trình phát triển phôi, các phôi bào có sự phân hóa để hình thành các cơ quan khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau nên tế bào có cấu trúc, hình dạng, kích thước khác nhau. Mô là một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định. Ví dụ: mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ,……….

2. Phân loại và chức năng của các loại mô

Có 4 loại mô trong cơ thể, được chia thành 4 loại mô chính như sau: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh.

2. Mô biểu bì

Bao gồm các tế bào đóng gói rất chặt chẽ bao bọc cơ thể như da, hoặc lót các cơ quan rỗng như đường tiêu hóa, tử cung hoặc bàng quang nước tiểu…. với khả năng bảo vệ và hấp thụ và bài tiết chất thải. Mô này tiết ra các chất cần thiết hoặc lấy đi các chất không tốt để nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể bạn. Mô biểu bì gồm hai loại:  Biểu bì bao phủ: Vị trí: phủ ngoài da lót trong các cơ quan rỗng: ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, khoang miệng. Cấu tạo: thường có 1 hay nhiều lớp tế bào có hình dáng giống nhau hay khác nhau.  Biểu bì tuyến: Vị trí: nằm trong cá tuyến của cơ thể Chức năng: tiết các chất cần thiết cho cơ thể (tuyến nước bọt, tuyến nội tiết,…) hay bài xuất ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết (tuyến mồ hôi)

2. Mô cơ

Đây là những loại mô đặc biệt hơn một chút có chức năng co duỗi và tạo chuyển động. Đặc điểm chung là các tế bào cơ đều dài. Có 3 loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn và mô cơ tim:  Mô cơ vân (cơ xương): do hệ thần kinh kích thích, các sợi cơ co lại và nở ra, cho phép cơ thể để di chuyển.  Mô cơ trơn: Cơ trơn cấu tạo thành mạch máu, các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái… và các kiểu vận động không tự chủ trong cơ thể con người. Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.  Mô cơ tim: chỉ phân bố ở tim, cấu tạo tương tự cơ vân nhưng có cơ chế tham gia cấu tạo tim và hoạt động co bóp nên cũng hoạt động như cơ trơn chống lại ý muốn của con người.

2. Mô liên kết

Cấu tạo của mô liên kết chủ yếu là phi bào, các tế bào nằm rải rác. Máu thuộc vào mô liên kết. Áp dụng cho tất cả các mô và có nhiệm vụ kết nối các mô lại với nhau. Có hai loại mô liên kết:  Mô liên kết dinh dưỡng: máu và mô bạch huyết, có chức năng chính là vận chuyển chất dinh dưỡng đến cơ thể.  Mô liên kết cơ học: mô (sụn) và xương. Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học. Chức năng: tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm. Gồm bốn loại mô chính: mô sợi, mô sụn, mô xương, mô mỡ. Vị trí:  mô sợi: nằm ở dây chằng  mô sụn:nằm ở sụn đầu xương  mô xương: nằm ở xương  mô mỡ: nằm ở mỡ Tính đệm cơ học của mô liên kết: mô sợi, sụn, xương. Mô sợi có ở hầu hết các cơ quan, hoạt động như một lớp đệm cơ học.

2. Mô thần kinh

Nó bao gồm các tế bào thần kinh được gọi là tế bào thần kinh và tế bào thần kinh đệm (còn gọi là thần kinh giao). Nơron gồm có thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài gọi là sợi trục. Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở nơron này với nơron kế tiếp hoặc cơ quan phản ứng gọi là xináp. Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận các kích thích từ môi trường, xử lý thông tin, điều hòa hoạt động của các cơ quan, đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan và thích nghi với môi trường xung quanh.  Vị trí: ở não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh.  Mô xốp: là mô cấu tạo nên bộ phận sinh dục nam giới, nở to khi có máu. Cơ thể người và động vật là một hệ thống nhất, toàn vẹn, có thể chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau, với mức độ lớn nhất là cơ thể rồi đến hệ thống cơ quan, cơ quan, mô, tế bào và phân tử. Trong đó, tế bào là đơn vị sống cơ bản về cấu tạo và chức năng của mọi cơ thể sống. Tuy nhiên, cơ thể đa bào hiếm khi chỉ có một tế bào đơn độc thực hiện một chức năng nào đó, mà thường là một tập hợp tế bào (cùng chất gian bào) cùng nhau thực hiện, đó chính là mô.

3. So sánh các loại mô

3. Điểm giống và khác nhau giữa biểu bì và mô liên kết

Giống nhau: là tập hợp các tế bào chuyên hóa, các tế bào này đều có cấu tạo giống nhau và thực hiện chức năng trao đổi chất giống nhau.

mô rút từ trong máu ra những chất cần thiết để tạo thành chất mới (sữa, mồ hôi…). Mô liên bào tuyến còn gọi là tuyến. Xét theo chức phận sinh lý người ta chia mô liên bào tuyến thành ba loại:  Tuyến ngoại tiết: Là loại tuyến mà chất dịch tiết theo ống dẫn đổ thẳng ra ngoài như tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến sữa.  Tuyến nội tiết: Là loại tuyến mà chất dịch tiết ra đổ thẳng vào máu theo đường máu tới kích thích các cơ quan nội tạng cần thiết.  Tuyến pha: Vừa có tính chất nội tiết, vừa có tính chất ngoại tiết. Ví dụ: Tuyến gan: Ngoại tiết, tiết mật; nội tiết, tiết. Tuyến tụy: Ngoại tiết, tiết dịch tụy; Nội tiết, tiết insulin, glucagon. Cấu tạo biểu mô:  Mô liên bào đơn: Chỉ có một lớp tế bào (như niêm mạc ruột, phế nang).  Mô liên bào kép: Gồm nhiều lớp tế bào ghép lại (như niêm mạc khí quản).  Một số mô liên bào bề mặt dày lên đẫm chất sừng như mô liên bào thượng bì ở da, hoặc có lông rung động như niêm mạc thanh quản, khí quản.  Mô liên bào tuyến – tuyến ống: Có thể là tuyến đơn như tuyến mồ hôi hoặc chia nhánh như tuyến dịch vị.  Mô liên bào tuyến – tuyến chùm: Ống dẫn của tuyến chia làm nhiều nhánh, cấu tạo theo chiều nhỏ dần như một cành cây. Mỗi nhánh tận cùng bằng một túi gồm nhiều tế bào hợp thành như tuyến vú, tuyến tụy. Sinh lý biểu mô:  Đặc điểm và chức năng sinh lý mô liên bào phủ: Có khuynh hướng giãn ra và sát vào nhau, có tác dụng bảo vệ (da, niêm mạc). Sinh trưởng mạnh, tái sinh dễ dàng nhất là tế bào niêm mạc. Có tiê m mao rung động để đẩy vật lạ.  Đặc điểm và chức năng sinh lý của mô liên bào tuyến: Có khả năng thấm hút và bài tiết chất nhờn (mồ hôi), nhờ vậy mà niêm mạc luôn ướt, da thường xuyên bóng. Mô có thể lấy từ trong máu ra những chất cần thiết để tạo thành chất mới (sữa, mồ hôi…). Sự hoạt động của tế bào tuyến có tính chất chu kỳ: Kỳ tạo và tích trữ các chất tiết, kỳ tiết chất tiết và kỳ nghỉ. Tùy theo từng loại tuyến mà khả năng chế tiết có khác Chu kỳ tiết: Các tế bào tuyến hoạt động theo một chu kỳ nhất định, có thể nhanh chậm liên tục hay ngắt quãng tùy từng loại tuyến , song mỗi chu kỳ tiết đều có các kỳ sau:

 Kỳ tạo và tích trữ: Là thời kỳ các hạt tiết dần dần được hình thành và tích trữ lại, đa số nằm ở cực đỉnh và đẩy nhân về sát cực đáy.  Kỳ bài xuất: Khi hạt đã nhiều, căng mọng ở cực đỉnh, nó vỡ ra hoặc thấm qua màng tế bào ra ngoài dần dần.  Kỳ nghỉ: Nhân tế bào trở về trung tâm, tế bào lúc này chưa tích trữ hạt tiết. Phương thức tiết của biểu mô tuyến: Có 3 phương thức tiết của biểu mô tuyến:  Tuyến toàn vẹn: Chất tiết thấm qua màng đỉnh tế bào mà ra ngoài. Tế bào không bị tổn thương nên tiết liên tục được. Theo phương thức này có các tuyến nội tiết, tuyến dịch vị, tuyến tụy, tuyến nước bọt.  Tuyến bán hủy : Chất tiết tập trung trên phần đỉnh tế bào , rồi cả phần đỉnh và chất tiết rời vào xoang tiết. Phần tế bào còn lại và nhân sẽ được khôi phục dần dần, tích lũy chất tiết và tiếp tục chu kỳ sau. Theo phương thức này có tuyến vú, tuyến mồ hôi.  Tuyến toàn hủy: Chất tiết và tế bào bị phá hủy hoàn toàn và đẩy ra ngoài. Lớp tế bào phía sát màng đáy tiếp tục sinh trưởng, phát triển thay thế lớp tế bào vừa mất. Theo phương thức này có các tuyến đa bào có nhiều tầng tế bào như tuyến bã ở da. b. Mô liên kết: Định nghĩa: Mô liên kết là một loại mô trong đó các tế bào không dính sát vào nhau, bao giờ cũng cách nhau bởi một chất gọi là gian chất hay chất căn bản. Tế bào trong mô liên kết có nhiều hình dạng khác nhau, hình sao, hình bầu dục, hình tròn… nó có thể di động được hay cố định. Chất căn bản có nhiều loại phức tạp như chất hồ, chất sụn, xương… vì vậy mô liên kết nhiều hơn mô liên bào và phân bố nhiều nơi trong cơ thể. Trong chất căn bản thường có những sợi dưới dạng to nhỏ, dày hoặc thành từng bó hay đan lưới vào nhau gọi là sợi hồ, sợi lưới, sợi chun. Phân loại và cấu tạo sinh lý mô liên kết: Dựa vào sự khác nhau của chất căn bản, người ta chia ra nhiều loại mô liên kết gồm mô liên kết chính thức và một số liên kết đặc biệt khác. Đặc điểm sinh lý:  Trong mô liên kết thưa có nhiều mạch máu nên có công dụng đặc biệt trong việc nuôi các mô khác nhất là mô liên bào.  Tái sinh dễ dàng. Tế bào có khả năng từ cố định trở n ên lưu động, thay hình đổi dạng và sinh sản rất nhiều để chống đỡ và sửa chữa lại trong trường hợp bộ phận bị tổn thương. Nhờ vậy nên khi phần da hay niêm mạc bị tổn thương dễ thành sẹo, mau lành.  Có khả năng dự trữ mỡ.

Các cơ quan của cây (rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt) có hình thái rất khác nhau. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu cấu tạo giải phẫu bên trong thì sẽ nhận thấy chúng được cấu tạo từ những đơn vị cấu trúc tương tự nhau – đó là tế bào và mô; với thực vật được gọi là mô thực vật. Mỗi loại tế bào được biến đổi cho phù hợp với một chức phận sinh lý nhất định. Phân loại mô thực vật:  Theo hình dạng, kích thước tế bào, gồm hai loại: Mô mềm (cấu tạo bởi các tế bào có kích thước bằng nhau theo mọi hướng) và mô tế bào hình thoi (cấu tạo bởi những tế bào phát triển mạnh theo một hướng).  Theo nguồn gốc, gồm hai loại: Mô phân sinh (cấu tạo bởi những tế bào còn khả năng sinh sản ra những mô mới) và mô vĩnh viễn (không có khả năng sinh sản).  Theo chức phận sinh lý, gồm sáu loại: Mô phân sinh, mô dinh dưỡng (mô mềm), mô che chở, mô nâng đỡ, mô dẫn và mô tiết. Đặc điểm của mô thực vật: Các loại tế bào và mô được phát triển thông qua quá trình chuyên hóa. Xét một cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển của nó, trước hết người ta nghiên cứu về cấu tạo của loại mô giúp cây phát triển về chiều dài và chiều rộng, đó là các mô phân sinh. Các tế bào này thường có dạng vòm với nhân lớn. Trong điều kiện nhất định, các tế bào này sẽ phân chia rất nhanh và tạo thành các tế bào giống hệt nhau, có kích thước lớn hơn tế bào gốc ban đầu. Sự hình thành các đám tế bào này giúp cho cây tăng trưởng. Bên cạnh quá trình tăng sản về số lượng, ở mô phân sinh còn xuất hiện quá trình biệt hóa, hình thành nên các loại mô khác có hình dạng và chức năng khác nhau. Do đó, trong một đoạn đầu ngọn thân rất ngắn (chừng vài milimet), người ta phát hiện được có 3 loại mô khác nhau: Tầng phát sinh vỏ, tầng sinh mô mềm và tầng phát sinh gỗ. Ba loại mô này được biệt hóa trực tiếp từ mô phân sinh ngọn, sau này phát triển thành các loại mô: Biểu bì, mô mềm (vỏ và ruột) và mạch dẫn (gỗ và libe). Ngoài ra, trong quá trình phát triển, một số loại mô khác được hình thành đảm nhiệm các chức phận đặc biệt khác của cây như mô tiết, mô dày và mô cứng.