Cao huyết áp là bệnh lý mãn tính rất phổ biến và đang xu hướng ngày càng trẻ hóa. Các triệu chứng của cao huyết áp rất mờ nhạt nhưng nếu không phát hiện và kiểm soát kịp thời nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu huyết áp giảm dần từ đâu trong hệ mạch từ đó nắm được những thông tin hữu ích về phương pháp phòng ngừa và kiểm soát chứng cao huyết áp tại nhà nhé!
1. Huyết áp giảm dần từ đâu trong hệ mạch?
1.1. Tổng quan về hệ mạch
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), các mô và cơ quan trong cơ thể luôn cần máu giàu oxy được hệ tuần hoàn vận chuyển khắp cơ thể. Khi tim đập sẽ tạo ra áp lực đẩy máu đi qua một mạng lưới các mạch máu, bao gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Cụ thể:
Bạn đang xem: Huyết áp giảm dần từ đâu trong hệ mạch? Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát cao huyết áp tại nhà
- Động mạch: Mang máu giàu oxy đi từ tim và đến mọi bộ phận của cơ thể. Động mạch chủ là động mạch lớn nhất của cơ thể, bơm máu từ tim và đi lên ngực rồi xuống dạ dày. Các động mạch vành phân nhánh từ động mạch chủ, càng đi xa tim các động mạch lại tiếp tục phân nhánh thành các tiểu động mạch nhỏ hơn.
- Tĩnh mạch: Mang máu nghèo oxy từ các mô cơ quan về tim. Càng xa tim các tĩnh mạch càng nhỏ (tiểu tĩnh mạch) và lớn dần khi chúng về gần tim. Tĩnh mạch chủ trên mang máu từ phần trên cơ thể (đầu và cánh tay) về tim. Tĩnh mạch chủ dưới đưa máu từ phần dưới cơ thể lên (dạ dày, xương chậu và chân) về tim.
- Mao mạch: Hệ thống mạch máu nhỏ liên kết với các tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch. Mao mạch có thành mỏng cho phép oxy, carbon dioxide, chất dinh dưỡng và các chất thải đi vào và ra khỏi tế bào.
>> XEM THÊM: Huyết áp ổn định là bao nhiêu?
1.2. Huyết áp giảm dần từ đâu?
Huyết áp là áp lực tác động lên thành động mạch khi tim co bóp để đẩy máu giàu oxy từ tim, thông qua hệ thống mạch máu, đi đến các mô cơ quan trong cơ thể.
Vì thế trong hệ mạch, chỉ số huyết áp giảm dần từ động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch.
Xem thêm : 7 thực phẩm không nên ăn khi có vết thương hở
Huyết áp giảm dần là do sự ma sát của máu với thành mạch và ma sát của các phần tử máu với nhau khi máu chảy trong hệ mạch.
>> XEM THÊM: Giải đáp: Phải làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ?
2. Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát huyết áp cao tại nhà
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), cao huyết áp thường có thể được ngăn ngừa từ sớm hoặc kiểm soát ổn định bằng lối sống lành mạnh hoặc một số biện pháp hiệu quả tại nhà bao gồm:
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Muối ăn có thể làm tăng huyết áp. Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn ít hơn 6g muối mỗi ngày (khoảng một thìa cà phê). Ăn theo một chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
- Tập thể dục thường xuyên: Giúp duy trì trạng thái khỏe mạnh cho tim và mạch máu. Mỗi tuần nên thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể dục với cường độ trung bình, chẳng hạn như đạp xe hoặc đi bộ nhanh.
- Duy trì mức cân nặng hợp lý: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể.
- Hạn chế rượu bia: Thường xuyên uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và góp phần gây thừa cân do chứa nhiều calo. NHS khuyến cáo không nên thường xuyên uống nhiều quá 140ml rượu/tuần.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá không trực tiếp gây ra cao huyết áp nhưng nó làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ, bởi vì thuốc lá sẽ động mạch bị thu hẹp.
- Quản lý căng thẳng: có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất cũng như giúp kiểm soát tình trạng cao huyết áp.
>> XEM THÊM: Bật mí 8 cách hạ huyết áp không dùng thuốc đạt hiệu quả cao
3. Cải thiện huyết áp bằng Y học cổ truyền
3.1. Xoa bóp bấm huyệt
Việc tác động lên các huyệt vị còn có tác dụng thư giãn toàn thân và cải thiện chất lượng giấc ngủ, từ đó giúp cơ thể bạn luôn khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng. Theo Medicentres, bấm huyệt – dùng lực tác động vào các huyệt vị trên cơ thể có thể giúp hạ huyết áp nhanh chóng. 5 vị trí huyệt có tác dụng hạ áp hiệu quả nhất bao gồm:
- Huyệt Phong Trì (Ký hiệu GB20)
- Huyệt Bách Hội (Ký hiệu GV20)
- Huyệt Nội Quan (Ký hiệu PC6)
- Huyệt Thái Xung (Ký hiệu LV3)
- Huyệt Ấn Đường (Huyệt Yin Tang)
>> XEM THÊM: Bấm huyệt giảm huyết áp: bỏ túi ngay 7 huyệt đạo quan trọng này
3.2. Massage giúp hạ huyết áp
Xem thêm : Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn
Nghiên cứu năm 2002 tại Khoa Y Đại học Wirral Metropolitan (Anh) trên người bị cao huyết áp cho thấy massage giúp giảm căng cơ và nhịp tim, đồng thời giúp giảm đáng kể huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu
Theo Pacific College of Health and Science, massage là một phương pháp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp an toàn, không xâm lấn và nhẹ nhàng, đặc biệt đối với những người thường xuyên bị căng thẳng. Nếu thực hiện thường xuyên, xoa bóp sẽ giúp cải thiện lâu dài mức độ căng thẳng và nhịp tim.
Vị trí massage giúp hạ huyết áp hiệu quả nhất là trên mặt, sau dái tai và cổ.
>> XEM THÊM: Những điều cần biết về huyết áp người trên 70 tuổi
Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn miễn phí, bạn vui lòng để lại thông tin (số điện thoại) hoặc liên hệ theo HOTLINE 0966.000.643, Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn ngay nhé.
Nguồn tham khảo:
- Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) / Prevention – High blood pressure (hypertension)
- Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) / What is High Blood Pressure?
- Pacific College of Health and Science / THE BENEFITS OF MASSAGE FOR HYPERTENSION
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp