I- KHÁI NIỆM CỦA KHÁCH THỂ TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Khách thể của quan hệ pháp luật chính là yếu tố khiến các cá nhân, tổ chức có quan hệ pháp luật với nhau, trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó. Khi tham gia quan hệ pháp luật, các bên có quyền, nghĩa vụ pháp lí nhất định, khách thể của quan hệ pháp luật chính là yếu tố làm cho giữa các bên chủ thể có quyền, nghĩa vụ pháp lí đối với nhau. Chẳng hạn, tiền lương, khối lượng công việc là yếu tố khiến cho các chủ thể có quyền và nghĩa vụ với nhau trong quan hệ lao động, hay trật tự an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại; lợi ích của nhà nước, thuần phong mĩ tục của dân tộc… là các yếu tố làm cho tòa án và các bên tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Bạn đang xem: Khách thể trong quan hệ pháp luật
Tóm lại, khách thể của quan hệ pháp luật là yếu tố làm cho giữa các bên chủ thể có mối quan hệ pháp luật đổi với nhau.
Xem thêm : MỖI TUẦN MỘT NHÂN VẬT: BÚN ĐẬU MẮM TÔM
Khách thể của quan hệ pháp luật có thể bao gồm một hoặc nhiều yếu tố, nói cách khác, quan hệ pháp luật có thể có một hoặc nhiều khách thể. Chẳng hạn, trong quan hệ pháp luật mua bán tài sản, khách thể là quyền sở hữu tài sản, tuy nhiên, trong quan hệ pháp luật giữa tòa án với bị cáo, khách thể có thể bao gồm trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, lợi ích của nhà nước, thuần phong mĩ tục của dân tộc…
II- Ý NGHĨA CỦA KHÁCH THỂ TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Khách thể quan hệ pháp luật rất đa dạng tuỳ thuộc vào từng loại quan hệ pháp luật khác nhau, chẳng hạn kết quả công việc trong họp đồng khoán việc; quyền sở hữu trong quan hệ thừa kế, tặng, cho; quyền sử dụng trong quan hệ thuê, mưọn tài sản; giá trị nghệ thuật trong họp đồng biểu diễn nghệ thuật; giá trị sức lao động trong quan hệ lao động; sự an toàn, thuận tiện trong quan hệ giao thông; trật tự an toàn xã hội trong quan hệ giữa chủ thể có thẩm quyền với người vi phạm pháp luật…
Khách thể của quan hệ pháp luật phản ánh vấn đề lợi ích trong xã hội, chính vì vậy, sự quan tâm nhiều hay ít của chủ thể đối với khách thể là động lực thúc đẩy sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Đó có thể là lợi ích của chính các bên trong quan hệ pháp luật, cũng có thể là lợi ích của bên thứ ba (nhà nước, cộng đồng, cá nhân, tổ chức khác). Chẳng hạn, trong quan hệ thuê tài sản, quyền sử dụng tài sản là lợi ích của các bên chủ thể. Tuy nhiên, trong quan hệ pháp luật giữa vợ chồng, khách thể không chỉ bao gồm lợi ích của vợ, chồng mà có thể còn bao gồm cả lợi ích con cái… Xuất phát từ yêu cầu, đỏi hỏi phải bảo đảm, bảo vệ những lợi ích đó, nhà nước đã ban hành pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội tương ứng, biến chúng thành quan hệ pháp luật. Điều này thể hiện rõ trong định hướng điều chỉnh các quan hệ xã hội của nhà nước, nhà nước không thừa nhận những lợi ích của các chủ thể nếu nó trái với lợi ích của nhà nước cũng như lợi ích chung của cộng đồng.
Xem thêm : Nước vo gạo làm trắng da nhưng vì sao không nên dùng?
Khách thể quan hệ pháp luật là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa thực tế to lớn. Nhà làm luật khi ban hành pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội biến chúng thành quan hệ pháp luật phải xuất phát từ khách thể của quan hệ ấy để xác định cách xử sự cho các bên. Nói cách khác, khi xác định nội dung bộ phận quy định của quy phạm pháp luật, nhà làm luật phải dựa trên cơ sở khách thể của quan hệ xã hội tương ứng mà nó điều chỉnh. Không xác định được khách thể, không xuất phát từ khách thể, không có cơ sở để xác định nội dung bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Đến lượt mình, nội dung của quy phạm pháp luật lại trở thành cơ sở pháp lí để các chủ thể quan hệ pháp luật xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí cụ thể cho mình. Ở khía cạnh khác, khách thể của quan hệ pháp luật là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân tích sự vận động, phát triển của quan hệ pháp luật. Khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, nhu cầu, lợi ích của con người cũng thay đổi theo. Đây là cơ sở để nhà nước có thể dự báo sự biến động của các quan hệ xã hội, từ đó kịp thời ban hành, sửa đổi pháp luật để đảm bảo sự phát triển đúng đắn của các quan hệ xã hội.
Xem thêm: Nội dung của quan hệ pháp luật
Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng – Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Lý Luận chung về nhà nước và pháp luật – Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp