Trong trà có chất gì gây mất ngủ?

3.1. Chú ý về liều lượng

Thời gian phản ứng của caffeine trong hệ thần kinh trung ương tương đối ngắn hơn so với các chất kích thích khác như bia, rượu. Bạn nên chú ý giảm hàm lượng caffeine có trong trà. Một số cách giảm lượng caffeine như tráng trà, sử dụng ít trà hơn khi pha, dùng nước có nhiệt độ thấp, và ngâm trà trong thời gian ngắn hơn.

  • Sử dụng ít thời gian hơn và nhiệt độ thấp hơn

Vì caffeine là thành phần có ái lực cao, thế nên khi pha trà nên dùng nước ấm để hạn chế caffeine thoát ra ngoài. Điều này, tương tự với cách pha trà xanh ở nhiệt độ thấp hơn cũng giúp trà có vị ngon hơn, vì caffeine có vị đắng, cho nên càng ít caffeine thì trà càng ít đắng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử pha trà với nước mát. Hàm lượng caffeine trong trà sẽ bị giảm đi từ 1/3 đến một nửa khi pha lạnh. Cách pha lạnh trà cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cho lá trà vào bình nước, cho vào tủ lạnh chừng vài giờ là bạn sẽ có trà lạnh uống rất mát.

  • Sử dụng trà thảo dược

Tất cả các loại trà thực sự từ giống cây Camellia sinensis, theo tự nhiên là trong thành phần đã có chứa caffeine. Khi bạn có cơ địa rất nhạy cảm với caffeine và vẫn muốn có một số đồ uống như trà vào buổi tối, bạn có thể thử trà thảo dược.

Trà thảo dược hay còn gọi là tisane, được làm từ một số loại lá cây, hạt, quả mọng và trái cây như trà hoa cúc. Chúng không chứa caffeine vì thế bạn có thể uống vào buổi tối mà vẫn đảm bảo giấc ngủ.

Tóm lại, thông thường, mỗi ngày sử dụng 200-300 mg caffeine là an toàn đối với hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn lo lắng về tình trạng mất ngủ và rất nhạy cảm với caffeine hoặc đang dùng một số loại thuốc, tốt nhất bạn không nên uống quá nhiều trà. Đồng thời, bạn cũng không uống trà trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ.