Số 39 – Nguyễn Tường Phổ

Truyền nước muối có thể có hiệu quả đối với bệnh nhân “mệt mỏi”. Tuy nhiên, đây không phải là việc đầu tiên nên làm, mà phải đi tìm nguyên nhân gây ra triệu chứng và điều trị nguyên nhân nếu có thể. Hơn nữa, bù nước bằng đường uống nên được ưu tiên hơn truyền nếu bệnh nhân vẫn uống được. Không nên hễ cứ “mệt” là “truyền nước muối”, vì dù sao việc này cũng có thể gây ra một số biến chứng không tốt. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết của Bs Nguyễn Trung Tính – phòng khám đa khoa Pasteur chia sẻ nhé!

  1. Nước muối đẳng trương (tên gọi hay dùng là nước biển)

– Là dung dịch NaCl 0.9%, có áp suất thẩm thấu tương đương với áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể người nên được gọi là đẳng trương. Thường được dùng để bù dịch trong trường hợp cơ thể bị mất dịch/máu (chảy máu trong chấn thương,…)

– Nói cách khác truyền nước biển là một biện pháp để bổ sung dịch cho cơ thể. Trên thực tế, bổ sung dịch bằng đường uống (uống nước, oresol,…) là một biện pháp rất phổ biến và thường được y khoa khuyên dùng để bổ sung dịch.

  1. “Mệt mỏi”

– Là một triệu chứng không đặc hiệu, rất nhiều nguyên nhân có thể gây mệt. Có thể phân thành hai nhóm là mệt cấp tính và mạn tính

– Mệt cấp tính thường do các bệnh lý cấp tính gây ra (sốt, nhiễm trùng, chấn thương,….), hoặc từ các nguyên nhân rất thông thường như căng thẳng, làm việc quá sức, say nắng….

– Mệt mỏi mạn tính có thể do các bệnh lý mạn tính (bệnh tim mạn, phổi mạn, suy tuyến giáp,…), hoặc đôi lúc do suy nhược cơ thể, hội chứng mệt mỏi mạn tính, hoặc đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng.

** Để giải quyết vấn đề“mệt mỏi”, cần phải ưu tiên tìm và điều trị nguyên nhân. Ví dụ, bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính thì điều trị vấn đề nhiễm trùng (bổ sung dinh dưỡng, vitamin để tăng sức để kháng, dùng kháng sinh nếu cần); hoặc đối với bệnh nhân bị suy tuyến giáp thì dùng hormon giáp bổ sung…

Truyền nước muối khi mệt
Truyền nước muối khi mệt cần lưu ý những gì?
  1. Điều trị bổ sung dịch cho cơ thể (uống nước hoặc truyền nước)

– Là một dạng điều trị hỗ trợ, và có vai trò trong rất nhiều tình huống [1]

+ Bệnh nhân tiêu chảy cấp mất nước -> cần bổ sung dịch

+ Làm việc lao lực -> mất nước qua mồ hôi, hơi thở… -> cần bổ sung dịch

+ Bệnh nhân bị chấn thương, chảy máu nhiều -> giảm thể tích tuần hoàn -> bổ sung dịch cho hệ tuần hoàn

=> Như vậy có thể thấy bổ sung dịch có vai trò trong rất nhiều tình huống y khoa (có gây mệt mỏi cấp tính). Tuy nhiên, không nhất thiết phải truyền dịch, bù dịch bằng đường uống thường được ưu tiên vì đây là con đường phù hợp sinh lý cơ thể. Truyền dịch tĩnh mạch nên được lựa cho khi bệnh nhân có lý do nào đó không uống được (nôn mửa nhiều,…) hoặc tình trạng mất nước nặng cần bổ sung nhiều dịch

– Mặc dù chưa có nhiều bằng chứng nhưng truyền dịch cũng cho thấy có ích trong hội chứng mệt mỏi mạn tính (Chronic fatigue syndrome – CFS) [2]

+ Thể tích máu thường giảm trong CFS, và truyền nước muối sinh lý giúp gia tăng thể tích máu lưu thông. Ngoài ra, việc này còn có thể kích hoạt hệ thần kinh giao cảm.

+ Có một cứu về mối liên hệ giữa CFS và hệ thần kinh tự động đang được thực hiện [4]

  1. Truyền nước muối có nguy hiểm gì không?

– Truyền dịch quá nhiều à cơ thể bị quá tải dịch, từ đó có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, hoặc làm nặng thêm tình trạng suy tim. Biến chứng dễ xảy ra hơn ở bệnh nhân suy thận/suy tim

– Đặt catheter tĩnh mạch lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng tại vị trí tiêm, huyết khối tĩnh mạch,viêm tắc tĩnh mạch.

-> Tóm lại, là có thể có biến chứng xảy ra do truyền nước muối nhưng thường nguy cơ xảy ra biến chứng thấp [3]

— Một số tài liệu tham khảo —

[1] Fluid Management – StatPearls – NCBI Bookshelf (nih.gov)

[2] IV Saline Solution For Chronic Fatigue Syndrome (ME/CFS) and POTS – Health Rising

[3] Normal Saline – StatPearls – NCBI Bookshelf (nih.gov)

[4] Study Record | Beta ClinicalTrials.gov

Bs Nguyễn Trung Tính – Phòng khám đa khoa Pasteur