Thể loại truyền thuyết lớp 6

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video truyện truyền thuyết là gì lớp 6

Thể loại truyền thuyết lớp 6 được VnDoc biên soạn để giúp HS nắm vững các kiến thức về thể loại truyện truyền thuyết lớp 6 , đồng thời hỗ trợ quý thầy cô, phụ huynh trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn học sinh.

Truyện truyền thuyết

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

  • Sơn Tinh, Thủy Tinh – Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
  • Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em
  • Thánh Gióng – Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Thể loại truyền thuyết lớp 6 gồm có khái niệm, cách phân loại, các đặc trưng tiêu biểu của thể loại truyền thuyết ở môn Ngữ văn 6. Mời các bạn tham khảo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Truyền thuyết là gì?

Khái niệm truyền thuyết:

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Phân loại truyền thuyết

– Truyền thuyết thời Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Đặc điểm: gắn với việc giải thích nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời đại vua Hùng.

– Truyền thuyết của các triều đại phong kiến. Đặc điểm: bám sát lịch sử hơn, vá sử dụng ít yếu tố hoang đường, kì ảo hơn các truyền thuyết thời Hùng Vương.

3. Đặc điểm truyền thuyết

Đặc trưng truyền thuyết

Đặc trưng về đề tài: đề tài, chủ đề, nội dung chính của các truyền thuyết thường bắt nguồn từ những sự kiện, câu chuyện có trong lịch sử và mang ý nghĩa to lớn, quan trọng.

Đặc trưng về nghệ thuật: sử dụng nhiều các yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hư cấu.

Đặc trưng về nhân vật: các nhân vật trong truyền thuyết thường:

  • Được xây dựng rất đơn giản, không miêu tả quá cầu kì về tiểu sử hay ngoại hình.
  • Được hòa trộn giữa những tính chất, đặc điểm của con người bình thường với những đặc điểm mang tính phi thường, thần thánh, kì ảo.

– Đặc trưng về cốt truyện: thường rất đơn giản, không có nhiều cao trào, biến động, các sự kiện, tình tiết khá ít ỏi.

4. Truyện truyền thuyết lớp 6

– Trong chương trình Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có các tác phẩm sau:

  • Thánh Gióng:
    • Soạn Thánh Gióng trang 6 Kết nối tri thức
    • Soạn bài Thánh Gióng siêu ngắn trang 6 KNTT
  • Sơn Tinh, Thủy Tinh:
    • Soạn Sơn Tinh, Thủy Tinh trang 10 KNTT
    • Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh siêu ngắn KNTT
  • Ai ơi mồng 9 tháng 4:
    • Soạn Ai ơi mồng 9 tháng 4 trang 14 KNTT
    • Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 siêu ngắn trang 14

– Trong chương trình Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có các tác phẩm sau:

  • Thánh Gióng:
    • Soạn văn 6 Thánh Gióng CTST
    • Soạn Văn 6 CTST ngắn gọn bài Thánh Gióng
  • Sự tích Hồ Gươm:
    • Soạn văn 6 Sự tích Hồ Gươm CTST
    • Soạn Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài Sự tích Hồ Gươm ngắn nhất
  • Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:
    • Soạn văn 6 Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân CTST
    • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ngắn gọn
  • Bánh chưng bánh giầy:
    • Soạn văn 6 Bánh chưng bánh giầy CTST

– Trong chương trình Ngữ văn 6 (sách cũ) có tất cả 5 truyện truyền thuyết, gồm có: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm. Trong đó:

  • 4 truyện đầu (Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh): là những truyền thuyết thời Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam.
  • Truyện Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết về thời Hậu Lê.

Ngoài bài Thể loại truyền thuyết lớp 6 trên đây, mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

Tài liệu tham khảo:

  • Viết về 1 hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất
  • Tưởng tượng về ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Viết đoạn văn có dùng dấu chấm phẩy
  • Kể lại một sự việc trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
  • Miêu tả cảm xúc của nhân vật Cáo sau khi từ biệt Hoàng Tử Bé
  • Cảm nhận của em về nhân vật Hoàng Tử Bé hoặc nhân vật Cáo
  • Cảm nhận về bức chân dung tự họa của Dế Mèn
  • Bài viết số 1 lớp 6: Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em
  • Sự tích hồ Gươm – Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
  • Bài viết số 1 lớp 6: Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm bằng lời văn của em