Hiện nay, có thể thấy trên mạng xã hội không ít những người vì muốn nổi tiếng, “câu view” hoặc do nóng giận tức thời mà tự đập, phá, đốt tài sản của chính mình mà không nghĩ rằng hành vi này có thể vi phạm pháp luật. Vậy vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào, phá hoại tài sản của mình có bị phạt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Phá hoại tài sản của mình là gì?
Hiện nay, pháp luật không quy định về việc phá hoại tài sản của mình, tuy nhiên có thể hiểu, phá hoại tài sản của mình là hành vi cố ý làm cho tài sản đó mất giá trị, không thể sử dụng hoặc khó có khả năng khôi phục lại được.
Bạn đang xem: Phá hoại tài sản của mình có bị phạt hay không?
2. Các yếu tố cấu thành tội phá hoại tài sản của mình
Pháp luật không quy định về tội hủy hoại tài sản của chính mình. Pháp luật quy định cá nhân có quyền định đoạt tài sản của mình như: chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, trong đó có việc được quyền tiêu hủy tài sản nhưng để thực hiện quyền này đòi hỏi cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự thực hiện và không trái với các quy định khác của pháp luật.
Tuy nhiên, nếu hành vi hủy hoại tài sản của người khác làm ảnh hưởng, hoặc gây thiệt hại đến tài sản của người khác thì hành vi vi phạm sẽ cấu thành tội đó. Chẳng hạn trong trường hợp phá hoại tài sản chung vợ chồng, thì hành vi này đồng thời phá hoại tài sản của mình nhưng cũng là phá hoại tài sản của người khác. Khi đó hành vi trên có dấu hiệu cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Tùy từng tính chất, mức độ hành vi mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và người vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Hoặc trong trường hợp vì bị công an xử phạt vi phạm Luật Giao thông đường bộ, và người này đã tự ý đốt xe máy của mình. Dù chiếc xe này thuộc sở hữu riêng, cá nhân có quyền định đoạt tài sản, nhưng trong trường hợp này có vi phạm Luật Giao thông đường bộ nên hành vi đốt xe sẽ bị xử lý về hành vi chống người thi hành công vụ.
Như vậy, tùy vào việc hành vi hủy hoại tài sản của chính mình đã gây ra thiệt hại cho người khác ở trong trường hợp nào, lúc đó mới xem xét đến các dấu hiệu, yếu tố cấu thành tội đó. Khi đó, chúng ta cần xem xét đầy đủ đến 4 yếu tố cấu thành tội phạm đó là: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm.
3. Hành vi phá hoại tài sản của mình bị xử lý như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, trong trường hợp việc phá hủy tài sản của chính mình nhưng lại làm ảnh hưởng đến người khác thì phải bồi thường hoặc bị phạt. Chẳng hạn trong trường hợp vì bị công an xử phạt vi phạm Luật Giao thông đường bộ, và người này đã tự ý đốt xe máy của mình thì sẽ bị xử lý về hành vi chống người thi hành công vụ theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 với mức phạt: cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Xem thêm : Chó đốm đuôi có nên nuôi không? Bí kíp lựa chọn chó
Ngoài ra, hành vi trên còn gây ách tắc giao thông hoặc ảnh hưởng đến sự an toàn của những người tham gia giao thông khác nên còn có thể cấu thành tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 1-10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Trường hợp khác, người thực hiện hành vi như: chồng say xỉn đập phá nhà cửa, đồ đạc của gia đình, vợ/chồng trộm tiền, vàng là tài sản chung, tự ý giết thịt hoặc bán trâu bò hùn nuôi chung với người khác…Trong các trường hợp nêu trên, tài sản không còn là tài sản riêng mà là tài sản chung. Vì vậy có thể vi phạm vào tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản và bị phạt theo Điều 178 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Do vậy, mọi hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của của chính mình nhưng lại ảnh hưởng đến người khác đều sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
4. Giải đáp thắc mắc thường gặp về phá hoại tài sản của mình
4.1. Hành vi phá hoại tài sản của mình có bị phạt không?
Như đã đề cập ở trên, tùy vào việc hành vi hủy hoại tài sản của chính mình có làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho tài sản người khác hay không thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.
Nếu hành vi hủy hoại tài sản của mình đồng thời cũng gây thiệt hại đến tài sản người khác, như trong trường hợp hủy hoại tài sản chung vợ chồng thì người thực hiện hành vi sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này chưa bị xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Ngoài ra, phạt tù từ 2-20 năm tù đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản gây thiệt hại lớn từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng trở lên, có tổ chức, tái phạm nguy hiểm…
4.2. Phá hoại tài sản của mình gây ảnh hưởng đến sức khỏe người khác thì đền bù như thế nào?
Phá hoại tài sản của mình gây ảnh hưởng đến sức khỏe người khác thì đền bù theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
Xem thêm : Cây Nhất Mạt Hương hợp tuổi gì?
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại và nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý, phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về hủy hoại tài sản chính mình mà NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp