Mỗi cơ sở giáo dục đều cần trang bị ít nhất một phòng y tế, nơi có sẵn các loại thuốc và tài liệu y tế cần thiết. Nhưng phòng y tế ở trường học thì cần đảm bảo những điều kiện gì? Danh mục thuốc thiết yếu trong trường học gồm những gì? Cùng đọc bài viết dưới đây của Sàn thuốc Hapu để tìm hiểu chi tiết về danh mục thuốc thiết yếu trong trường học mới nhất 2023 nhé!
1. Điều kiện về phòng y tế và nhân viên y tế trường học
Theo quy định tại thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, phòng y tế trường học cần đáp ứng hai điều kiện sau:
Bạn đang xem: Danh mục thuốc thiết yếu trong trường học mới nhất 2023
1.1 Phòng y tế trường học
- Mỗi trường học đều cần có phòng y tế riêng được đặt ở vị trí thuận lợi và có diện tích phù hợp để thuận tiện cho việc sơ cứu, chăm sóc sức khỏe học sinh.
- Phòng y tế của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hay liên cấp phải trang bị tối thiểu 1 giường khám bệnh, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ y tế, dụng cụ y tế và thuốc thiết yếu cần thiết,… Nhằm phục vụ cho công tác sơ cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo quyết định tại số 1221/QĐ-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Với phòng y tế tế của các trường mầm non thì cần có các trang thiết bị, dụng cụ y tế và đủ loại thuốc thiết yếu phù hợp với lứa tuổi trẻ nhỏ.
- Mỗi cơ sở đều phải chuẩn bị 1 sổ khám bệnh theo mẫu A1/YTCS được quy định tại 27/2014/TT-BYT. Và 1 sổ theo dõi sức khỏe học sinh theo mẫu số 1 hoặc sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh theo mẫu số 2 được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm với thông tư này.
1.2 Nhân viên y tế
- Nhân viên y tế trường học phải đáp ứng tiêu chí về trình độ chuyên môn với bằng trung cấp y sĩ trở lên. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn ở địa phương mà bố trí nhân viên y tế đáp ứng quy định tại điểm này hoặc ký hợp đồng với các cơ sở y tế, trạm y tế xã, phường, huyện từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên.
- Cần cập nhật thường xuyên các kiến thức chuyên môn về y tế cho các nhân sự y tế trường học thông thông qua các khóa đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ được tổ chức bởi ngành Y tế và giáo dục.
- Bên cạnh đó, thì các nhân viên y tế trường học cũng có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện theo các quy định pháp luật và nhiệm vụ do trường phân công.
2. Danh mục thuốc thiết yếu trong trường học mới nhất
2.1 Thuốc chống dị ứng
Centirizine
- Loại thuốc: Viên dạng nén 10mg, dùng đường uống
- Công dụng: Là một loại thuốc chống dị ứng, được sử dụng để giảm triệu chứng dị ứng mùa, dị ứng da, dị ứng thức ăn và triệu chứng viêm mũi dị ứng. Có tác dụng làm giảm ngứa, sưng và chảy nước mắt do dị ứng.
Chlopheniramine
- Loại thuốc: Viện dạng nén 4mg, dùng đường uống
- Công dụng: Được sử dụng để làm giảm triệu chứng dị ứng như sổ mũi và ngứa da, chảy nước mắt. Bên cạnh đó thì làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cảm mạo nhẹ.
2.2 Thuốc an thần, chống động kinh
Phenobarbital
- Loại thuốc: Uống; viên 10mg, 100mg.
- Công dụng: Sử dụng để điều trị các trạng thái co cứng, co giật và rối loạn cơ bắp
2.3 Thuốc giảm đau, hạ sốt
Acid Acetylsalicylic (Aspirin)
- Loại thuốc: Uống; viên 100mg, 500mg, gói 100mg.
- Công dụng: là một loại thuốc chống viêm và giảm đau. Có khả năng làm giảm sốt và ngăn ngừa sự hình thành của các huyết đồ.
Diclofenac
- Loại thuốc: Uống; viên 25mg, 50mg, 75mg, 100mg.
- Công dụng: Thường được sử dụng để giảm triệu chứng đau và viêm do các bệnh liên quan đến xương khớp và cơ bắp.
Paracetamol
- Loại thuốc: Uống; viên 100mg, 500mg.
- Công dụng: Được sử dụng rộng rãi để giảm đau nhẹ và trung bình, cũng như hạ sốt.
2.4 Thuốc cấp cứu, giải độc
Morphin
- Loại thuốc: Tiêm, ống 10mg/ml.
- Công dụng: Được sử dụng trong các trường hợp cấp cứu hoặc để giảm đau sau phẫu thuật.
Adrenalin
- Loại thuốc: Tiêm, ống 1mg/ml.
- Công dụng: Adrenalin là một loại thuốc cấp cứu được sử dụng để điều trị các tình trạng đe dọa tính mạng như phản ứng dị ứng nặng, sốc phản vệ và suy tim.
Alverin
- Loại thuốc: Uống; viên 40 mg, 60 mg.
- Công dụng: Là một loại thuốc giãn cơ ruột, thường được sử dụng để giảm triệu chứng đau bụng và triệu chứng đau do co thắt ruột.
Atropin
- Loại thuốc: Uống; viên 0,25 mg. Tiêm, ống 0,25 mg/ml.
- Công dụng: Atropin là một loại thuốc chống co thắt cơ và được sử dụng trong điều trị một số tình trạng y tế như co thắt ruột, tiểu đường và các vấn đề liên quan đến tim mạch.
Depersolon
- Loại thuốc: Tiêm, ống 30 mg/2 ml.
- Công dụng: Depersolon là một loại thuốc chống viêm mạnh và được sử dụng trong điều trị các tình trạng viêm nhiễm nặng.
Papaverin
- Loại thuốc: Uống; viên 40 mg.
- Công dụng: Papaverin là một loại thuốc giãn mạch và cơ trơn, thường được sử dụng để giảm co thắt và giảm triệu chứng đau do co thắt cơ.
Methionin
- Loại thuốc: Uống; viên 250mg.
- Công dụng: Methionin là một loại amino acid, thường được sử dụng như một phụ gia dinh dưỡng.
2.5 Thuốc trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn
Thuốc trị giun sán
- Albendazol: Dạng viên nén 200mg, 400mg. Dùng theo đường uống
- Mebendazol: Viên nén 100mg, 500mg. Dùng theo đường uống
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm imidazole: Metronidazol là dạng thuốc viên 250mg, 500mg, dùng theo đường uống
- Các thuốc nhóm beta-lactan
Xem thêm : Rượu có được mang lên máy bay hay không?
Amoxicilin hoặc kết hợp với acid clavulanic là thuốc uống, dạng viên 250mg, 500mg
Benzylpenicilin là thuốc tiêm, dạng ống 1 triệu IU, 5 triệu IU
Cephalexin là dạng uống hoặc tiêm. Lọ 125mg, 250mg, 500mg
Phenoxymeythylpenicilin là dạng uống với viên 200.000 IU, 400.000IU, 1.000.000IU
- Thuốc nhóm sulfamid
Sulfamidin (muối natri) là dạng uống, viên 500mg
Sulfamethoxazol và trimethoprim là dạng uống, viên 400mg và 80mg
- Thuốc nhóm aminoglycosid: Gentamycin là thuốc dạng tiêm, ống 40mg, 80mg/2ml
- Thuốc nhóm chloramphenicol: Cloramphenicol là dùng đường uống với viên 250mg
- Thuốc nhóm macrolid: Erythromycin là dạng uống, viên 250mg, 500mg
Thuốc chống nấm
- Nystatin là dạng uống, viên 250.000IU, 500.000IU
2.6 Thuốc ngoài da
Thuốc chống nấm
- Acid benzoic và acid salicylic là thuốc dùng ngoài da, dạng kem, mỡ 6% tuýp 5g, 15g
- Cồn BSI là thuốc thuốc dạng lọ 15ml, dùng ngoài da
- Clotrimazol là thuốc dùng ngoài, dạng kem 1%, tuýp 10g, 20g
- Cồn A.S.A là thuốc dùng ngoài, lọ 15ml
Thuốc chống viêm ngứa
- Fluocinolol là thuốc dạng mỡ 0,025%, dùng ngoài da
Thuốc trị ghẻ
- Benzyl benzoat là thuốc dùng ngoài, dung dịch
- Diethylphtalat là thuốc dùng ngoài, dung dịch
Thuốc chữa bỏng
- Panthenol là dạng xịt bọt
2.7 Thuốc có tác dụng đối với máu
Cyanocobalamin
- Loại thuốc: Tiêm; ống 500mcg, 1000mcg.
- Công dụng: sử dụng để điều trị thiếu hụt vitamin B12 và các tình trạng liên quan.
Sắt sulfat (hay oxalat)
- Loại thuốc: Uống; viên 60mg sắt.
- Công dụng: là một loại khoáng chất quan trọng cho sự phát triển tế bào máu và chức năng của hệ thống miễn dịch.
Sắt sulfat và acid folic
- Loại thuốc: Uống; viên 60mg sắt và 0,25mg acid folic.
- Công dụng: Kết hợp giữa Sắt Sulfat và Acid Folic giúp bổ sung sắt và vitamin B9 cho sự phát triển tế bào máu và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Phytomenadion (vitamin K1)
- Loại thuốc: Uống; viên 2mg, 5mg, 10mg.
- Công dụng: là một loại vitamin quan trọng cho quá trình đông máu và sự hình thành của xương.
2.8 Thuốc khử trùng và tẩy trùng
Cồn 70 độ
- Loại dung dịch: Dùng ngoài, lọ 60ml.
- Công dụng: sử dụng để làm sạch da trước khi tiêm, chữa vết thương nhỏ, hay làm sạch da trước khi thực hiện các thủ tục y tế.
Cồn Lod
- Loại dung dịch: Dùng ngoài, dung dịch 2,5%, lọ 15ml.
- Công dụng: là một chất kháng khuẩn và khử trùng, thường được sử dụng để vệ sinh da và làm sạch vết thương nhỏ.
Nước Oxy già
- Loại dung dịch: Dùng ngoài, dung dịch 3%, lọ 15ml, 60ml.
- Công dụng: là một chất kháng khuẩn và khử trùng, thường được sử dụng để vệ sinh da, làm sạch vết thương và vệ sinh các vùng nhạy cảm.
Povidon lod
- Loại dung dịch: Dùng ngoài, dung dịch 10%, lọ 15ml.
- Công dụng: là một chất kháng khuẩn mạnh, thường được sử dụng để khử trùng da và làm sạch vùng vết thương.
2.9 Sinh phẩm miễn dịch
Xem thêm : Địa điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2023 tại Hà Nội và Tp.HCM
Huyết thanh kháng uốn ván
- Loại thuốc: Tiêm; ống 1.500 IU/ml.
- Công dụng: Được sử dụng để ngừa và điều trị bệnh uốn ván (tetanus), một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể xảy ra khi da bị tổn thương và bị nhiễm trùng vi khuẩn Clostridium tetani.
2.10 Thuốc đường tiêu hóa
Thuốc tẩy, nhuận tràng
- Bisacodyl : Dùng đường uống, dạng viên 5mg, 10mg
- Magnesi sulfat: Dùng đường uống dạng gói bột 5g
Thuốc tiêu chảy
- Oresol: Dùng đường uống, dạng gói bột 27,9 g
- Atapulgit: Dạng gói bột 3g
- Berberin (hydroclorid): Dạng uống, viên 10mg
- Loperamid: Dạng uống, viên 2mg
2.11 Thuốc dùng cho mắt, tai mũi họng
Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng virut
- Argyrol: Dùng nhỏ mắt, dạng dung dịch 3%
- Cloramphenicol: Dạng nhỏ mắt, dung dịch 0,4%, lọ 10ml
- Gentamicin: Nhỏ mắt; dung dịch 0,3%, lọ 5ml
- Neomycin (sulfat): Nhỏ mắt; dung dịch 0,5%, lọ 5ml
- Tetracyclin (hydroclorid): Tra mắt: mỡ 1%, tuýp 5g, 10g
Thuốc tai, mũi, họng
- Naphazolin: Nhỏ mũi; dung dịch 0,05%, lọ 10ml
- Neomycin (sulfat): dùng ngoài, là dạng dung dịch 0,5%
- Natri clorid: Dùng để nhỏ mắt, dung dịch 0,9%
- Sulfarin: Nhỏ mũi: dung dịch
2.12 Thuốc tác dụng đường hô hấp
Thuốc chữa hen
- Salbutamol: Dùng theo đường uống, dạng viên 2mg, 4mg
Thuốc chữa ho
- Acetylcystein: Dùng theo đường uống, viên 100mg, 200mg
- Dextromenthorphan: Dạng uống, viên 15mg
2.13 Vitamin và các chất vô cơ
Calci Gluconat
- Loại thuốc: Uống; ống 10ml, dung dịch 10%.
- Công dụng: là một loại khoáng chất canxi, thường được sử dụng để bổ sung canxi cho sự phát triển của xương và răng.
Vitamin A
- Loại thuốc: Uống; viên bọc đường 5.000 IU.
- Công dụng: là một loại vitamin quan trọng cho sự phát triển của mắt, da và hệ miễn dịch.
Vitamin A và D
- Loại thuốc: Uống; viên 5.000 IU vitamin A và 500 IU vitamin D.
- Công dụng: Kết hợp giữa Vitamin A và D giúp bổ sung các vitamin quan trọng cho sự phát triển của mắt, da, hệ miễn dịch và sự cân bằng canxi trong cơ thể.
Vitamin B1
- Loại thuốc: Uống; viên 10mg, 50mg, 100mg. Tiêm; ống 25mg, 100mg.
- Công dụng: là một loại vitamin quan trọng cho sự chuyển hóa của năng lượng và hoạt động của hệ thần kinh.
Vitamin B2
- Loại thuốc: Uống; viên 5mg.
- Công dụng: là một loại vitamin quan trọng cho sức khỏe của mắt, da và hệ miễn dịch.
Vitamin B6
- Loại thuốc: Uống; viên 25mg, 100mg.
- Công dụng: là một loại vitamin quan trọng cho quá trình chuyển hóa protein và hoạt động của hệ thần kinh
Vitamin C
- Loại thuốc: Uống; viên 50mg, 100mg, 500mg.
- Công dụng: là một loại vitamin quan trọng cho sự tăng cường miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
Vitamin PP
- Loại thuốc: Uống; viên 50mg.
- Công dụng: là một loại vitamin quan trọng cho sự chuyển hóa và sức khỏe da.
2.14 Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
Oresol
- Loại thuốc: Uống; gói bột 27,9 g.
- Công dụng: Được sử dụng để giúp phục hồi chất điện giải và nước cho học sinh trong trường hợp mất nước do tiêu chảy hoặc tình trạng khác.
Kali clorid
- Loại thuốc: Uống; viên 600mg.
- Công dụng: là một loại khoáng chất quan trọng cho cân bằng điện giải và hoạt động cơ bản của cơ và thần kinh.
Nước cất pha tiêm
- Loại dung dịch: Tiêm; ống 2ml, 5ml, 10ml.
- Công dụng: Nước cất pha tiêm thường được sử dụng để pha chế và pha loãng các loại thuốc tiêm trước khi sử dụng.
Bên cạnh những loại thuốc cơ bản thiết yếu cần có trong phòng y tế trường học, thì còn có danh mục thuốc có thể bổ sung thêm tùy ý theo quy mô của từng nhà thuốc như: Thuốc gây tê, thuốc giảm đau nhóm chống viêm không steroide, thuốc trị ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn, thuốc điều trị đau nửa đầu, thuốc lợi tiểu, tim mạch, thuốc ngoài da, thuốc đường tiêu hóa, hormon nội tiết tố, thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc dung dịch điều chỉnh nước điện giải.
Trên đây là tổng hợp danh mục thuốc thiết yếu trong trường học mới nhất và những điều kiện cần đáp ứng của một phòng y tế trường học mà Sàn thuốc Hapu đã tổng hợp. Hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho bạn về những quy định về y tế trường học nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp