Tuần khủng hoảng của bé hay wonder week của trẻ thường diễn với những thay đổi về tâm lý và thể chất. Vậy tuần khủng hoảng của trẻ diễn ra như thế nào? Đâu là các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà mẹ cần biết? Hãy cùng Huggies tìm hiểu các tuần khủng hoảng của bé trong bài viết dưới đây nhé!
>> Tham khảo:
Bạn đang xem: Wonder weeks là gì? Các tuần khủng hoảng của bé hay wonder week của trẻ, mẹ đã biết?
Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Trẻ sơ sinh ho về đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Wonder week – Tuần khủng hoảng của bé là gì?
Hẳn không ít mẹ thường nghe đến cụm từ “tuần wonder week” rất nhiều trong quá trình chăm sóc bé. Vậy wonder week là gì? Đây là một thuật ngữ mô tả các giai đoạn phát triển vượt bậc của trẻ sơ sinh.
Những tháng đầu đời, tốc độ phát triển về thể chất của bé rất nhanh. Từ lúc bé mới chào đời chỉ có thể nằm yên một chỗ đến khi bé biết lẫy, biết bò hay biết đi chỉ cách nhau một khoảng thời gian rất ngắn. Chính những thay đổi và phát triển về nhận thức, trí tuệ, khả năng hoạt động của bé có thể khiến bé cảm giác khó chịu vì chưa thích nghi kịp với những cảm nhận mới, khả năng mới của mình.
>> Tham khảo: Sự phát triển của bé qua các tuần
Để dễ hiểu hơn, mẹ có thể hình dung khi bé được 8 tuần tuổi, bé bắt đầu nhận thức được người và đồ vật xung quanh mình. Khi trẻ 6 tháng tuổi, bé biết phân biệt được đâu là người thân (bố, mẹ, ông, bà…) và đâu là người lạ. Khi ấy, tâm lý của bé sẽ thay đổi, biết bộc lộ phản ứng rụt rè, e sợ hay khóc lóc khi có người lạ đến gần.
Với bé 2 tuổi trở xuống, wonder week (tuần khủng hoảng) chính là những giai đoạn đánh dấu sự phát triển về trí tuệ và khả năng vận động của bé.
>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu truyền thống, kiểu Nhật, BLW
Tuần wonder week là thuật ngữ chỉ giai đoạn phát triển mạnh mẽ của bé (Nguồn: Sưu tầm)
Lịch sử của Wonder Week
Năm 1992, hai nhà nghiên cứu người Hà Lan nổi tiếng trên thế giới là Tiến sĩ Frans X. Plooij và vợ của ông là Hetty van de Rijt đã xuất bản cuốn sách với tựa đề Wonder Weeks. Trong cuốn sách đề cập rất nhiều đến Tâm lý giáo dục, Nhân chủng học và sinh học hành vi.
Đa số các nghiên cứu của họ đều tập trung đưa ra các thông tin liên quan đến sự phát triển của trẻ sơ sinh như thế nào và những cách giúp cha mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc bé. Nhờ cuốn sách này ra đời mà Wonder Week cũng được trở nên phổ biến hơn. Nhiều cha mẹ cũng đã tìm kiếm Wonder Week của con mình để hiểu rõ hơn tại sao con lại có những cách cư xử lạ như vậy?
Thời gian trung bình bước vào giai đoạn Wonder Week cụ thể: 5 tuần 8 tuần 12 tuần 17 tuần 26 tuần 36 tuần 44 tuần 53 tuần Ngoài Wonder Week thì thuật ngữ “Sunny Week” hay còn là nắng tuần cũng đang được nhiều bố mẹ quan tâm. Đây được xem là giai đoạn sau Wonder Week và bước vào một giai đoạn phát triển mới. Cụ thể tuần thay đổi Sunny Week của bé: 6 tuần 10 tuần 13 tuần 21 tuần 31 tuần 39 tuần 49 tuần 58 tuần
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh (Nguồn: Huggies)
Dấu hiệu nhận biết các tuần wonder week của trẻ
Khi nào mẹ biết được các tuần khủng hoảng của trẻ đang diễn ra? Sau đây là một số biểu hiện thường gặp trong các tuần wonder week của bé:
Bé quấy khóc, đòi mẹ nhiều hơn. Bé sẽ mất cảm giác ngon miệng dẫn đến lười ăn, bỏ ăn. Bé sẽ khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ giấc ngắn hơn bình thường. Tâm trạng bé hay thay đổi. Có thể đang vui vẻ bỗng dưng chuyển sang cáu gắt, khó chịu.
Tham khảo:
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng? Cách tắm cho trẻ sơ sinh và chăm sóc rốn chưa rụng
Cách tính Wonder Week cho bé như thế nào?
Mẹ đã hiểu rõ về khái niệm “ngày dự sinh” và “ngày thực sinh” sau quá trình mang thai vất vả. Dựa trên sự phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ tính toán và dự đoán ngày dự sinh. Mẹ có thể tham khảo công cụ tính ngày dự sinh của Huggies.
Thế nhưng, vì nhiều yếu tố tác động, ngày thực sinh có thể khác với ngày dự sinh trước đó. Vậy wonder week tính theo ngày dự sinh hay ngày thực sinh?
Bộ não của bé thực tế đã phát triển ngay từ trong bụng mẹ và sẽ tiếp tục phát triển sau khi bé ra đời. Do đó, thời gian phát triển não bộ của trẻ sơ sinh liên quan đến tuổi kể từ khi được thụ thai. Chính vì thế, mẹ cần nhớ rằng nên xác định wonder week bằng cách lấy ngày dự sinh làm mốc.
Xem thêm : Mẫu thông báo nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm 2023 và giỗ Tổ Hùng Vương đơn giản
>> Tham khảo: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh & Cách tính ngày dự sinh
Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu?
Mỗi Wonder week thường sẽ kéo dài khoảng 5 tuần, gồm hai giai đoạn là bão tố (stormy) và nắng đẹp (sunny).
Giai đoạn bão tố: Là giai đoạn bé học kỹ năng mới, bắt đầu có những biểu hiện điển hình như cáu kỉnh, khó chịu, khóc lóc. Giai đoạn nắng đẹp: Là lúc bé hoàn thành việc học hỏi kỹ năng mới cũng như phát triển về khả năng nhận thức.
Thực tế, rất khó để xác định chính xác wonder week sẽ đến và đi khi nào, vì mỗi đứa trẻ đều có tốc độ phát triển riêng.
Rất khó xác định wonder week kéo dài bao lâu vì sự phát triển của mỗi bé khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)
Bảng tổng hợp wonder week – tuần khủng hoảng của trẻ
Bảng tổng hợp lịch wonder week của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)
Chi tiết lịch wonder week – tuần khủng hoảng của bé mẹ cần biết
Vậy lịch wonder week của trẻ diễn ra như thế nào? Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường rơi vào các tuần thứ 5, 8, 12, 19, 26, 37, 46, 55, 64 và 75. Vào các tuần wonder week của trẻ, mẹ sẽ thấy bé dễ quấy khóc, khó chịu hơn bình thường. Nhưng mẹ không cần quá lo lắng nhé, vì đây là hiện tượng tâm lý hết sức bình thường của bé. Mẹ hãy cùng theo dõi sự phát triển của bé qua các tuần khủng hoảng dưới đây nhé!
>> Tham khảo:
Bạn đang xem: Wonder weeks là gì? Các tuần khủng hoảng của bé hay wonder week của trẻ, mẹ đã biết?
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Mẹo chữa trẻ hay khóc đêm
Wonder week 1: Trong khoảng từ 4 ½ tuần – 5 ½ tuần tuổi
Đây là tuần khủng hoảng wonder week của trẻ sơ sinh đầu tiên khi trẻ bắt đầu có chuyển biến về các giác quan. Mẹ sẽ thấy con bắt đầu quấy khóc, chán ăn. Tuy nhiên khi vượt qua tuần khủng hoảng đầu tiên này, bé nhà bạn sẽ bắt đầu nhìn vào mọi vật chăm chú hơn, có cảm giác muốn chạm vào mọi vật, bắt đầu biết cười và nhạy cảm hơn với mùi hương.
Wonder week 2: Trong khoảng 7 ½ tuần – 9 tuần tuổi
Sau giai đoạn chán ăn, hay quấy khóc lần 2, bé sẽ có thể giữ đầu ổn định hơn, biết quay đầu về phía âm thanh, tăng sự chú ý, học cách khám phá và quan sát các bộ phận của cơ thể của mình, bắt đầu biết làm những âm thanh gầm gừ nhỏ.
Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị táo bón và cách khắc phục
Wonder week 3: Trong khoảng 11 ½ -12 ½ tuần tuổi
Sau tuần wonder week của trẻ lần này, bé sẽ bắt đầu biết lẫy, lật sấp, lật ngửa, ngóc đầu, cười nhiều hơn và thích nghe những âm thanh với tần số khác nhau. Mẹ nên chuẩn bị tinh thần thức đêm cùng con trong giai đoạn này nhé!
Wonder week 4: Trong khoảng 14 ½ -19 ½ tuần tuổi
Mẹ sẽ thấy bé biết cho tay vào miệng mút hoặc cầm nắm để bỏ tất cả mọi đồ vật trong tầm với nhét vào miệng, biết nhìn theo mẹ hoặc bố, đẩy núm ti ra khi đã no.
Tham khảo:
Có nên cho bé ăn dặm? Tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé tốt nhất 10 loại bột ăn dặm cho bé 5 tháng dễ làm
Wonder week 5: Trong khoảng 22 ½ -26 ½ tuần tuổi
Bé đã bắt đầu biết cầm nắm, biết ngồi dậy, nhổm người, biết xác định khoảng cách xa gần, bắt đầu biết hét và cười rất to.
Wonder week 6: Trong khoảng 33 ½ -37 ½ tuần tuổi
Bé đã biết nhận thức và phân biệt được nhiều thứ như có thể hiểu một số từ, biết bắt chước người khác, thể hiện tâm trạng của mình, muốn chơi trò chơi và đung đưa theo những bài nhạc quảng cáo, và sẽ bắt đầu tập bò.
Tham khảo: TOP Đồ chơi cho trẻ sơ sinh thông minh phát triển toàn diện
Wonder week 7: Trong khoảng 41 ½ -46 ½ tuần tuổi
Bé sẽ bắt đầu nói vài từ đơn, biết trả lời câu hỏi ngắn, biết chỉ vào đồ vật mình muốn cầm, thích chơi xếp chồng đồ vật.
Wonder week 8: Trong khoảng 50 ½ -54 ½ tuần tuổi
Xem thêm : Thắc mắc: Có bầu ăn hồng giòn được không?
Bé tập tành khả năng đi vịn hoặc có thể đi vững, thích cầm đồ vật đưa ra xa, thích vẽ, biết tự mặc hoặc cởi quần áo.
Wonder week 9: Trong khoảng 59 ½ -61 ½ tuần tuổi
Thế là bé đã hơn 1 tuổi rồi đấy! Các tuần khủng hoảng của trẻ đã đi đến những mốc cuối cùng. Bé bắt đầu biết pha trò, biết nũng nịu, biết nịnh mẹ, bắt chước biểu cảm và hành động của người lớn.
Wonder week 10: Trong khoảng 70 ½ – ½ 76 tuần tuổi
Giờ đây bé đã có thể hoàn toàn đi vững và chạy nhảy. Bé biết xâu chuỗi sự kiện thành hệ thống và có thể thay đổi hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh. Tâm lý của bé dần dần phát triển sự đồng cảm và tính ích kỷ, kỹ năng ngôn ngữ dần hoàn thiện.
Tham khảo: Hướng dẫn cách tăng sức đề kháng cho bé hiệu quả
Mẹ nên nắm rõ lịch wonder week của bé (Nguồn: Sưu tầm)
Lưu ý cho mẹ về tuần khủng hoảng của trẻ
Các tuần khủng hoảng của mỗi bé không giống nhau hoàn toàn, có bé sớm, có bé đến muộn, có bé đúng theo mốc thời gian như trên. Mẹ chỉ cần dựa vào biểu hiện của con như ăn kém, ngủ kém, hoặc bé quấy khóc, bám mẹ nhiều hơn… để xác định. Ngoài ra mẹ nên căn cứ theo độ tuổi, hoặc quan sát những kỹ năng của bé như tập lẫy, tập bò, tập đứng… để đoán xem liệu con có đang rơi vào tuần khủng hoảng hay không. Thông thường, tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ được tính theo ngày dự sinh của bé, nên với các bé sinh non thì mẹ tính theo ngày sinh dự kiến chứ không phải theo ngày sinh thực nhé!
Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:
Thời điểm những tuần trẻ xảy ra khủng hoảng với các triệu chứng quấy khóc, đòi bám mẹ, lười ăn… giống hệt như biểu hiện 1 trẻ bị bệnh. Lúc này mẹ cần chú ý quan sát kỹ, nếu trẻ có các biểu hiện đi kèm khác như sốt, ói, ho, tiêu chảy, chướng bụng, tiêu máu, bất thường trên cơ thể… thì đây là biểu hiện trẻ không khỏe thật sự, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ. Thậm chí tình trạng này kéo dài 1-2 tuần gây ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ, thì mẹ cũng cần chú ý xác nhận và loại trừ nguyên nhân bệnh lý trước khi nghỉ do khủng hoảng tâm lý nhé!
Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Mẹ nên làm gì trong các tuần khủng hoảng của bé?
Bí quyết cho các bậc cha mẹ trong các tuần wonder week của trẻ là hãy kiên nhẫn và mặc kệ. Vì đây là những hiện tượng hoàn toàn bình thường, bé nào cũng sẽ trải qua do đó mẹ đừng lo lắng theo sát con quá. Hãy để cho bé có thể quấy khóc thoải mái, trừ trường hợp con khóc do đói, mệt hay tã ướt. Một vài điều mẹ nên làm lúc này đó là:
Cho bé ngủ giấc đêm sớm hơn bình thường 30 – 45 phút. Cắt đi 1 giấc ngủ vào ban ngày (áp dụng với tuần 12 – 26 hoặc 37 – 55 hoặc 64), trước khi thực hiện mẹ nên kiểm tra xem liệu bé có mệt mỏi hay thiếu ngủ không. Không nên ép bé ăn, đừng làm bé từ biếng ăn sinh lý thành biếng ăn tâm lý. Mẹ chỉ cần đợi đến lúc bé có dấu hiệu đói thì hãy cho ăn nhé! Quan tâm bé nhiều hơn, cùng bé chơi các trò chơi để luyện tập các kĩ năng bò, đi, đứng… Khi bé đang quấy khóc, mẹ có thể giúp bé quên đi sự khó chịu bằng cách thực hiện hoạt động mà bé thích nhất chẳng hạn như massage, cho bé đi dạo mát, chơi đồ chơi cùng bé… Khi trẻ quấy khóc do tã ướt gây khó chịu. Mẹ nên chú ý đến loại tã đang sử dụng. Đối với trẻ sơ sinh, phải dùng loại tã dán đảm bảo sự thông thoáng mềm mại, thấm hút tốt giúp con không bị khó chịu và sẽ không quấy khóc. Tã dán siêu êm mềm, siêu thấm hút Thiết kế đột phá Bọc Kén Con Tằm 360°như của Huggies giúp con luôn khô thoáng, sạch sẽ. Đồng thời, tã dán Huggies còn bảo vệ con được an toàn do có lớp đệm êm mềm được bổ sung tại các vị trí dễ tổn thương như lưng, bụng và hai đùi bao bọc con từ những ngày đầu đỏ hỏn. Xem thêm các dòng tã sơ sinh của Huggies tại đây!
Tuần khủng hoảng của bé không quá “đáng sợ” như mẹ nghĩ. Hy vọng với những thông tin trên, mẹ đã có thể hiểu rõ và đón nhận một cách bình thường những thay đổi nhỏ trong quá trình bé yêu đang lớn dần rồi nhé!
Xem thêm:
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi Khủng hoảng tuổi lên 2: cùng con vượt qua như thế nào?
Nguyên nhân khác gây nên hành vi bất thường của trẻ ngoài wonder week
Trong một số trường hợp sau đây, bé yêu nhà bạn có thể quấy khóc, khó chịu bất thường dù không phải là thời gian tuần wonder week:
Bé cảm thấy không khỏe: Nhiệt độ nóng, bé bị ốm hay cảm lạnh cũng khiến trẻ quấy khóc. Việc thay đổi môi trường sinh hoạt: Chuyển nhà hoặc gia đình xảy ra căng thẳng cũng ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Trẻ đang mọc răng: Việc mọc răng có thể gây đau đớn và khiến trẻ khó chịu, dẫn đến sốt và quấy khóc. Tham khảo: Cách chăm sóc trẻ mọc răng. Thay đổi trong giấc ngủ: Việc chuyển từ nôi (cũi) sang giường cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến trẻ khó chịu.
>> Tham khảo thêm:
Trẻ sơ sinh bị khò khè: Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng xử lý Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè? Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho mẹ nên xử lý như thế nào?
Tùy vào tình trạng phát triển của các em bé mà các dấu hiệu của tuần wonder week có thể khác nhau hoặc bất kỳ vấn đề khó chịu nào trong cuộc sống cũng có thể khiến trẻ quấy khóc. Mẹ nên theo dõi kỹ em bé và liên hệ ngay với bác sĩ để kiểm tra tình trạng của bé.
>> Tham khảo thêm:
Chiều cao cân nặng trẻ 2 tuổi Chiều cao cân nặng trẻ 3 tuổi Chiều cao cân nặng trẻ 4 tuổi Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp