Kế hoạch nhằm xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong triển khai thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bảo đảm thống nhất, hiệu quả; tuyên truyền, phổ biến Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đến sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng trong toàn quân và nhân dân; xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trên phạm vi toàn quốc.
- Truyền thông góp phần lan toả thông điệp bảo vệ môi trường
- Bước sang năm 2024, tuổi nào làm nhà được? Tuổi nào cần phải tránh?
- Uống thuốc cảm sủi khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
- Không nhớ mật khẩu Trạng Nguyên Tiếng Việt? Đây là cách khắc phục
- Mì tương đen Hàn Quốc – món ăn ‘an ủi’ các ‘thánh F.A’ có gì thú vị?
Nội dung chính của Kế hoạch gồm: tuyên truyền, phổ biến Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ pháp luật về quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, các văn bản hướng dẫn thi hành…
Bạn đang xem: Luật Quân nhân chuyên nghiệp: Quy định mới về tuổi nghỉ hưu
Trong đó, các Bộ ngành sẽ xây dựng một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như: Nghị định quy định chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (quy định tại Điều 13 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng); Nghị định quy định bậc trình độ kỹ năng nghề, điều kiện nâng bậc công nhân quốc phòng (quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng); Nghị định quy định tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (quy định tại Điều 36, Điều 37 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng)…
Ảnh minh họa.
Xem thêm : Tính chất hóa học của Kim loại kiềm | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng
Chiến đấu viên chỉ phục vụ tại ngũ đến 40 tuổi
Ngày 26/11/2015, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.
Luật này quy định hạn tuổi cao nhất phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm, cấp uý là 52 tuổi đối với cả nam và nữ; Thiếu tá, Trung tá là 54 tuổi và Thượng tá là 56 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ. Riêng chức danh chiến đấu viên, để đảm bảo sức khoẻ hoàn thành nhiệm vụ, luật quy định hạn tuổi cao nhất phục vụ tại ngũ là đủ 40 tuổi. Khi hết hạn tuổi phục vụ, các chiến đấu viên được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được thì nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu. Luật cũng quy định quân nhân chuyên nghiệp được phục vụ tại ngũ có thời hạn ít nhất 6 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp hoặc phục vụ tại ngũ cho đến hết hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm. Khi quân đội có nhu cầu, quân nhân có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ giỏi, sức khỏe tốt và tự nguyện thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ nhưng không quá 5 năm. Hạn tuổi cao nhất phục vụ trong quân đội của công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng được quy định phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Luật quy định điều kiện hưởng lương hưu đối với công nhân, viên chức quốc phòng trong trường hợp do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng, nếu nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm trở lên thì được nghỉ hưu. Ngoài tiền lương theo được xác định theo trình độ đào tạo, chức danh, vị trí việc làm… quân nhân chuyên nghiệp còn được xét đến tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt, được xét hưởng phụ cấp thâm niên, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự, được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được thuê nhà ở công vụ và các chế độ, chính sách khác đối với lực lượng vũ trang.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp