Các tuyến đường sắt chính tại Việt Nam hiện nay

Đường sắt Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, người dân. Từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.

ALS đã tổng hợp các thông tin hữu ích về bản đồ, tuyến đường cũng như ưu nhược điểm của vận tải đường sắt. Cùng tìm hiểu ngay sau đây để hiểu rõ hơn.

I. Bản đồ đường sắt Việt Nam

Bạn có thể tham khảo bản đồ đường sắt Việt Nam dưới đây. Thông qua bản đồ, bạn sẽ nắm bắt được các tuyến đường sắt chính tại Việt Nam. Và cũng dễ hơn hơn cho việc tra cứu lộ trình di chuyển.

9f8ff3e9-215a-0e1f-f9af-3a0aae901470
Hình ảnh bản đồ đường sắt Việt Nam (Quy hoạch Việt Nam)

II. Lịch sử đường sắt Việt Nam

Đường sắt Việt Nam có lịch sử lâu đời và phát triển theo 2 giai đoạn chính.

Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, khi Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp. Trong thời kỳ này, Pháp đã xây dựng và vận hành hệ thống đường sắt ở miền Bắc Việt Nam. Tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng từ Sài Gòn đến Phú Thọ vào năm 1881. Sau đó mở rộng sang các thành phố khác như Hưng Yên, Lào Cai và Đồng Đăng. Đường sắt Việt Nam giai đoạn này đã đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, đưa người dân di chuyển và phát triển kinh tế địa phương.

3b5dc57c-955f-4c21-e18d-3a0aae912811

Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 1954 đến nay, khi Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập. Các tuyến đường sắt mới được xây dựng nhằm mục đích kết nối các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng.

Cho đến thời điểm hiện tại, việc kiểm soát và đầu tư đường sắt Việt Nam luôn được chú trọng; nhằm nâng cao chất lượng và tăng cường sức chứa.

III. Những tuyến đường sắt tại Việt Nam

Hiện nay, đường sắt Việt Nam có chiều dài khoảng 4161 km với hơn 2000km đường chính tuyến. Hệ thống tuyến đường nằm dọc theo quốc lộ 1A và nối liền khu dân cư, trung tâm văn hoá… 7 tuyến đường sắt chính bao gồm:

9ba3ec1b-719b-6829-1aae-3a0aae912829
  • 1. Tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM
  • 2. Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải phòng
  • 3. Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai
  • 4. Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng
  • 5. Tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều tp Thái Nguyên
  • 6. Tuyến đường sắt kép Bắc GIang – Lưu Xá Thái Nguyên
  • 7. Tuyến đường sắt kép Bắc Giang – Uông Bí – Hạ Long Quảng Ninh

IV. Vận tải đường sắt có ưu nhược điểm gì?

Vận tải đường sắt Việt Nam có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế so với các phương tiện vận tải khác.

9ecba1e9-ebc3-7aec-cace-3a0aae926929

Ưu điểm:

  • Khả năng chuyên chở lượng hàng hoá và hành khách lớn.
  • An toàn và độ tin cậy cao trong vận hành và vận chuyển.
  • Vận tải đường sắt giảm thiểu khí thải, tiếng ồn và ô nhiễm môi trường. Đó cũng là một đóng góp lớn vào việc bảo vệ môi trường.
  • Hiệu quả về chi phí trong việc vận chuyển hàng hóa và khách với khoảng cách xa.

Nhược điểm của đường sắt Việt Nam:

  • Thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thiết bị và công nghệ. Từ đó cũng ảnh hưởng ít nhiều về độ tin cậy, an toàn và thời gian vận chuyển.
  • Hạn chế về độ linh hoạt, khó thay đổi tuyến đường vận chuyển.
  • Thời gian vận chuyển chậm so với các phương tiện vận chuyển khác.
  • Hạn chế về địa hình: Vận tải đường sắt không phù hợp với những địa hình đồi núi. Nhiều tỉnh ở vùng núi sẽ không thuận tiện sử dụng phương tiện này.

Như vậy, đường sắt Việt Nam có những thách thức trong việc phát triển và nâng cấp hạ tầng, thiết bị và công nghệ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và khách của xã hội. Tuy nhiên, với ưu điểm của mình về khả năng chuyên chở lượng hàng lớn, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và hiệu quả về chi phí. Đường sắt Việt Nam vẫn là một phương tiện vận chuyển quan trọng trong hệ thống vận tải của đất nước.

V. Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra 4 kịch bản để nghiên cứu, triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Vấn đề quan trọng là lựa chọn ra được kịch bản ưu việt nhất.

617e60a6-c841-cfb4-dfd7-3a0aae969563

Ưu tiên nguồn lực nâng cấp, bảo trì hạ tầng đường sắt

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quyết định về kế hoạch chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nêu rõ việc tổ chức triển khai lập quy hoạch đối với các tuyến, ga đường sắt được quy hoạch trong giai đoạn đến năm 2030.

Theo quyết định trên, sẽ có 3 quy hoạch tuyến, ga đường sắt. Thứ nhất là quy hoạch tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối (gồm đầu mối TP Hà Nội, đầu mối TP Hồ Chí Minh và khu vực đầu mối TP Hải Phòng).

Thứ hai là quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng (bao gồm cả đoạn nối đến Hạ Long).

Thứ ba là quy hoạch các ga đường sắt quốc gia trong đô thị, ga đầu mối đường sắt quốc gia, ga liên vận quốc tế (trừ các ga đã có trong quy hoạch các khu đầu mối Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng).

Source (19/04/2023) : https://kinhtedothi.vn/duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-dau-la-kich-ban-uu-viet-nhat.html

VI. Các câu hỏi thường gặp

1. Việt Nam có bao nhiêu tuyến đường sắt chính?

Dữ liệu cũ: Việt nam có 5 tuyến đường sắt chính2 tuyến nhánh là kép

Dự liệu đến nay từ Đường sắt Việt Nam: Tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam được xây dựng vào năm 1881 với chiều dài 71km nối Sài Gòn với Mỹ Tho. Sau đó tuyến đường sắt xuyên Việt bắt đầu được khai thác vào năm 1936. Đến nay, mạng đường sắt đã có bước tiến vượt bậc về cả quy mô và năng lực so với giai đoạn đầu. Mạng ĐSVN bao gồm 7 tuyến chính nối liền 35 tỉnh thành qua nhiều địa hình đặc biệt. Với hơn 130 năm khai thác, ĐSVN liên tục phát triển, hiện trở thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, khai thác và duy trì toàn bộ cơ sở hạ tầng của mạng đường sắt quốc gia.

Tài liệu tham khảo: https://vr.com.vn/gioi-thieu-dsvn.html

2. Tuyến đường sắt của Việt Nam đi qua bao nhiêu tỉnh, thành?

5 tuyến đường sắt chính nối liền 35 tỉnh thành, gồm: Hà Nội – TP HCM; Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn); Hà Nội – Quán Triều (TP Thái Nguyên) và 2 tuyến nhánh là Kép (Bắc Giang) – Uông Bí – Hạ Long (Quảng Ninh); Kép (Bắc Giang) – Lưu Xá (Thái Nguyên).

3. Tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam

Tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam được xây dựng vào năm 1881 với chiều dài 71km, nối Sài Gòn với Mỹ Tho. Tuyến này do người Pháp xây dựng nhằm khai thác vùng đất giàu có ở đồng bằng sông Cửu Long.

4. Đường sắt của Việt Nam nối liền với quốc gia láng giềng

Đường sắt Việt Nam nối liền với đường sắt Trung Quốc qua hai hướng: Vân Nam (Trung Quốc) qua tỉnh Lào Cai và Quảng Tây (Trung Quốc) qua tỉnh Lạng Sơn.

5. Tuyến đường sắt răng cưa độc nhất vô nhị

Tuyến tàu lửa Đà Lạt – Tháp Chàm được người Pháp xây dựng từ năm 1908 nối tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Sau 24 năm toàn tuyến dài 84km đưa vào hoạt động. Đây là một trong hai cung đường sắt thế giới chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên ở độ cao 1.500m, cùng với cung đường Jungfraujoch vượt dãy Alpes ở Thụy Sĩ.

Năm 1972, do chiến sự ác liệt ở miền Nam, đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm ngưng hoạt động. Giữa năm 1975, khi đất nước thống nhất, tuyến đường vận hành trở lại nhưng không lâu sau đó cũng phải dừng vì không hiệu quả kinh tế. Phần lớn đường ray, tà vẹt trên tuyến đường bị tháo gỡ, các đầu tàu chuyên dụng dùng để leo đèo sau đó cũng bị bán cho một doanh nghiệp của Thụy Sĩ. Hiện chỉ còn 7km Đà Lạt – Trại Mát còn được sử dụng để phục vụ khách du lịch.

Hy vọng với những thông tin ALS vừa chia sẻ, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về các tuyến đường sắt chính tại Việt Nam.