Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu như thế nào là vấn đề doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần quan tâm, bởi tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Doanh thu & lợi nhuận của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất nhập khẩu.
>>>>> Xem thêm: CQ Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? CO CQ Như Thế Nào Là Hợp Lệ?
Bạn đang xem: Tỷ Giá Hối Đoái Ảnh Hưởng Đến Xuất Nhập Khẩu Như Thế Nào?
1. Tỷ giá hối đoái là gì?
Để biết tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu như thế nào, trước hết bạn cần hiểu rõ tỷ giá hối đoái là gì.
Tỷ giá hối đoái hay còn được gọi với cái tên khác là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex,…tỷ giá hối đoái thể hiện tỷ giá giữa hai loại tiền tệ. Tại đó, tiền tệ của quốc gia này sẽ được trao đổi với đồng tiền quốc gia khác. Ví dụ, tỷ giá hối đoái giữa đồng đô la Mỹ và Việt Nam đồng khoảng 23.000, tức 1 USD ≈ 23.000 đồng
2. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu như thế nào?
Tỷ giá hối đoái có sự ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động xuất khẩu & nhập khẩu. Vậy cụ thể ảnh hưởng đó như thế nào?
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu
Cách mà tỷ giá hối đoái tác động tới xuất khẩu hoàn toàn ngược lại so với nhập khẩu. Đồng tiền trong nước tăng giá sẽ khiến lượng doanh thu có được từ hoạt động xuất khẩu giảm xuống. Doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm sản lượng xuất khẩu.
Ví dụ cụ thể như sau:
Tỷ giá USD/VND hiện đang là 23.000, tức 1 USD = 23.000 VND. Một công ty A xuất khẩu hàng hóa thu được 10.000$ (tức 230.000.000đ). Nếu tỷ giá bị thay đổi 1 USD = 21.000đ thì trên lý thuyết, công ty A vẫn thu được 10.000$. Tuy nhiên, nếu quy đổi ra tiền Việt thì chỉ còn 210.000.000đ, bị giảm mất 20.000.000 so với trước.
Như vậy, khi đồng tiền trong nước giảm giá thì các hoạt động xuất khẩu sẽ được khuyến khích. Lúc này, doanh thu có được từ xuất khẩu sẽ lớn hơn.
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu
Xem thêm : 6 Cách Tra cứu mã số thuế cá nhân nhanh nhất năm 2024
Khi đồng tiền trong nước tăng giá, doanh nghiệp sẽ có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu hơn. Lý do là vì lúc này giá trị đồng tiền trong nước tăng lên. Doanh nghiệp sẽ phải trả số tiền thấp hơn so với trước kia để mua một lượng hàng hóa như nhau.
Ví dụ cụ thể như sau:
Doanh nghiệp B mua vải từ Trung Quốc với giá 25 tệ/kg với tỷ giá 1 tệ (CNY) là 3.500đ. Doanh nghiệp B mua 1 tấn (1.000kg) vải hết 25.000 tệ (khoảng 87.500.000đ). Tuy nhiên, nếu đồng tiền trong nước tăng giá, 1 CNY = 3.000 đồng thì lúc này, doanh nghiệp thực tế chỉ phải trả 75.000.000 đồng. Vậy doanh nghiệp đã tiết kiệm được khoảng 15 triệu so với trước.
Do đó, đồng tiền trong nước tăng giá cũng là thời điểm nhập khẩu được khuyến khích. Ngược lại, khi tiền trong nước giảm giá, chi phí nhập khẩu sẽ tăng lên. Điều này sẽ làm hạn chế nhập khẩu.
Kết luận
Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến sự hoạt động xuất nhập khẩu.
Hoạt động xuất khẩu mang về ngoại tệ cho quốc gia, làm gia tăng nguồn cung ngoại tệ một cách dồi dào, do đó làm giảm tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái thấp, tức giá trị đồng tiền trong nước cao sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài tăng lên, đắt hơn so với hàng hóa của nước khác, làm giảm tính cạnh tranh, hạn chế lượng tiêu thụ, từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoái cao, tức giá trị đồng tiền trong nước thấp sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài thấp, rẻ hơn so với hàng hóa của nước khác, làm tăng tính cạnh tranh, tiêu thụ nhanh hàng hóa, từ đó tạo điều kiện để mở rộng phát triển hoạt động xuất khẩu.
Đây là một trong những lý do khiến các nước phá giá đồng tiền trong nước để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, việc phá giá đồng tiền trong nước dẫn đến nhiều hệ lụy và bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện khác nên chính phủ các nước không thể thực hiện việc phá giá đồng tiền trong nước một cách dễ dàng.
Hoạt động nhập khẩu là việc chi ngoại tệ ra nước ngoài để mua hàng hóa và dịch vụ về trong nước, khi gia tăng nhập khẩu sẽ làm gia tăng cầu ngoại tệ, do đó có tác động làm gia tăng tỷ giá hối đoái.
Khi tỷ giá hối đoái cao, làm cho giá cả hàng hóa dịch vụ nhập khẩu trong nước đắt đỏ hơn so với hàng hóa trong nước, làm giảm tính cạnh tranh, hạn chế lượng tiêu thụ, từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động nhập khẩu, đồng thời tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất trong nước.
Xem thêm : Những loại hoa không nên trưng trên bàn thờ
Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái thấp, hàng hóa nhập khẩu có giá bán rẻ hơn hàng hóa trong nước, tăng khả năng cạnh tranh, có lợi cho nhà nhập khẩu, nhưng làm hạn chế phát triển sản xuất trong nước. Vì vậy, chính phủ các nước thường dùng chính sách nâng cao tỷ giá, tức phá giá đồng tiền trong nước để hạn chế hàng nhập khẩu nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong nước.
Như vậy, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng rất lớn đến xuất nhập khẩu, ngược lại hoạt động xuất nhập khẩu cũng có tác động không nhỏ đến tỷ giá hối đoái. Sự chênh lệch trong cán cân thương mại có thể gây ảnh hưởng lớn tới tỷ giá hối đoái. Nếu một quốc gia tỷ lệ nhập khẩu nhiều hơn so với xuất khẩu, tức nhu cầu về đồng ngoại tệ lớn. Điều này sẽ khiến cho đồng ngoại tệ tăng giá.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Đơn vị hàng đầu đào tạo xuất nhập khẩu thực tế tại Hà Nội & TPHCM. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu, và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người chưa biết gì: 0904848855/0966199878
Bài viết xem nhiều:
Khóa học Mua hàng quốc tế nâng cao
Lộ Trình Phát Triển Của Nhân Viên Thu Mua
Bộ Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp