Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nhập khẩu
- Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là
- Trung bình cộng là gì? Cách tính trung bình cộng chuẩn xác
- Nghĩa vụ quân sự năm 2023, những thông tin cần biết
- Cần bao nhiêu mét vải lụa tơ tằm cao cấp để may áo dài?
- Nêu nội dung hiệp ước Hác Măng (1883). Tại sao Pháp lại kí với triều đình Huế bản hiệp ước Patơ nốt (1884)? Cho biết thái độ của một bộ phận quan lại và nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp?
Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán DNSE (DNSE), khi đồng nội tệ tăng giá, doanh nghiệp sẽ có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu hơn. Lý do là vì lúc này giá trị đồng nội tệ tăng lên. Doanh nghiệp sẽ phải trả ít tiền hơn so với trước kia để mua một lượng hàng hóa như nhau.
Bạn đang xem: Ảnh hưởng của tỷ giá đến doanh nghiệp xuất, nhập khẩu
Đơn vị này lấy ví dụ, doanh nghiệp A mua vải từ Trung Quốc với giá 25 tệ/kg với tỷ giá 1 tệ (CNY) = 3.300 đồng. Doanh nghiệp A mua 1 tấn (1.000kg) vải hết 25.000 tệ (khoảng 82.500.000 đồng). Tuy nhiên, nếu đồng nội tệ tăng giá, 1 CNY = 3.000 đồng thì lúc này, doanh nghiệp thực tế chỉ phải trả 75.000.000 đồng. Như vậy, doanh nghiệp đã tiết kiệm được khoảng 7,5 triệu đồng so với trước. Do đó, đồng nội tệ tăng giá cũng là thời điểm nhập khẩu được khuyến khích.
Xem thêm : ‘Thương ngày nắng về’ phần 2 lên sóng ngày nào?
Ngược lại, tỷ giá tăng kéo theo hàng loạt hệ lụy như chi phí vận chuyển, container hàng nhập khẩu bị đội thêm chi phí; giá nguyên liệu phục vụ sản xuất cũng tăng… ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhập khẩu.
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu
DNSE phân tích, cách mà tỷ giá hối đoái tác động tới xuất khẩu hoàn toàn ngược lại so với nhập khẩu. Đồng nội tệ tăng giá sẽ khiến lượng doanh thu có được từ hoạt động xuất khẩu giảm xuống. Doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm sản lượng xuất khẩu.
Ví dụ, tỷ giá USD/VND đang là 1 USD = 25.000 VND. Một công ty B xuất khẩu hàng hóa thu được 10.000 USD (tức 250.000.000 đồng). Nếu tỷ giá bị thay đổi 1 USD = 23.000 đồng thì trên lý thuyết, công ty B vẫn thu được 10.000 USD. Tuy nhiên, nếu quy đổi ra tiền Việt thì chỉ còn 230.000.000 đồng, bị giảm mất 20.000.000 đồng so với trước.
Xem thêm : Sữa hươu nước Abbott Grow hộp 110ml, từ 1 tuổi
Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá thì các hoạt động xuất khẩu sẽ được khuyến khích. Lúc này, doanh thu có được từ xuất khẩu sẽ lớn hơn.
Kết thúc phiên ngày 14.9, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 24.995 VND/USD, tăng 14 đồng so với mức niêm yết 13.9.
Hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch là từ 23.400 – 25.155 VND/USD. Tỷ giá bán cũng được Sở giao dịch NHNN đưa phạm vi mua bán về mức 23.400 – 25.155 VND/USD.
Kết thúc ngày hôm nay, Vietcombank điều chỉnh tỷ giá USD/VND tăng 60 đồng cho mức mua vào là 23.980 và mức bán ra là 24.320. Giá mua và giá bán USD hiện nằm trong khoảng từ 23.400 – 25.300 VND/USD.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp