Thực chất, người Việt có đủ 100 họ. Và được rải rác trên khắp Việt Nam. Nhưng trong đó, có 3 dòng họ lớn chiếm tỷ lệ dân số nhiều nhất đó là: Nguyễn, Trần, Lê. Ngoài ra, còn 97 dòng họ khác tỷ lệ ít hơn. Trong đó có những cái họ tỷ lệ người có chiếm rất ít như họ: Viên, Ngụy, Tôn Thất, Ông…
Nhiều thông tin cũng cho thấy, người Việt có nhiều họ hơn con số 100. Trong cuốn Họ và tên người Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội), PGS.TS Lê Trung Hoa thống kê toàn bộ những họ được ghi nhận trên lãnh thổ nước ta; con số này tăng lên qua các lần tái bản. Cụ thể, trong bản in đầu tiên năm 1992, có 769 họ được thống kê, trong đó người Kinh có 164 họ.
Ở các lần tái bản, số họ của người Kinh thay đổi rất ít, nhưng rất nhiều họ của đồng bào các dân tộc khác được nhóm nghiên cứu của TS Lê Trung Hoa ghi nhận. Cụ thể, ở ấn bản năm 2022, số họ trên cả nước là 931, trong đó 165 họ thuộc về người Kinh.
Xem thêm : Giải thích Thương người như thể thương thân (14 mẫu)
Trong bản in lần thứ ba (năm 2005), số họ được thống kê đã tăng thành 1020, riêng số họ của người Kinh vẫn giữ nguyên. Sau khi sách in xong, nhóm nghiên cứu phát hiện thêm 3 họ nữa, nghĩa là đến thời điểm đó, có 1023 họ được ghi nhận trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong đó, họ Nguyễn đông nhất, chiếm đến 38,4% dân số. Đứng thứ hai là họ Trần với 12,1%, họ Lê 9,5%, họ Phạm 7%, họ Hoàng/Huỳnh 5,1%, họ Phan 4,5%, họ Vũ/Võ 3,9%. Chỉ riêng 7 dòng họ này đã chiếm đến 80,5% dân số.
Các họ cũng khá đông khác là Đặng (2,1% dân số), Bùi (2%), Đỗ (1,4%), Hồ (1,3%), Ngô (1,3%), Dương (1%), Lý (0,5%).
Như vậy, hơn 90% người Việt Nam thuộc về 14 dòng họ lớn kể trên, số họ còn lại chỉ chiếm chưa đến 10% dân số.
Xem thêm : Dư nợ tín dụng là gì? Phân loại dư nợ tín dụng thế nào?
Đặc biệt, cứ 3 người Việt Nam thì có ít nhất một người mang họ Nguyễn, nguyên nhân đến từ lịch sử.
Thế kỷ thứ 5, một bộ phận gia tộc họ Nguyễn ở Trung Quốc (các tỉnh An Huy, Chiết Giang, Hồ Bắc…) để lánh nạn đã di cư sang Việt Nam. Đầu thế kỷ thứ 10, nhiều người họ Nguyễn khác ở Trung Quốc cũng di cư sang Việt Nam làm tăng số người Việt có họ Nguyễn.
Nhiều lần, khi vương triều mới được lập, những người thuộc dòng tộc của triều trước thường đổi họ để tránh tai họa hoặc bị ép và rất hay đổi thành họ Nguyễn. Điều này khiến họ Nguyễn ngày càng đông hơn.
Nguồn: Tạp chí Thời Đại
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp