Thông thường, các thương vụ M&A đều nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập hay được mua lại chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. Vậy nếu muốn chi phối hoạt động công ty thì cần tỷ lệ sở hữu bao nhiêu cổ phần, phần vốn góp ?
1. Đối với doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu (01 cá nhân) phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc quản lý DNTN do chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Bạn đang xem: Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quyết định hoạt động công ty
Do đó, khi muốn chi phối hoạt động của DNTN chỉ có thể trở thành chủ DNTN thông qua hình thức mua lại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
– Cá nhân, tổ chức có quyền mua lại DNTN;
– Trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp thuộc về chủ DNTN cũ (bên bán), trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của DNTN có thỏa thuận khác;
– Chủ DNTN và người mua DNTN phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động; và
– Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ DNTN theo quy định pháp luật.
2. Đối với công ty hợp danh
Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp do (ít nhất) 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
Lưu ý: Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Khi trở thành thành viên hợp danh của công ty sẽ có các quyền sau:
– Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
– Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
– Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
– Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;
– Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;
– Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;
– Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
– Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; và
– Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Bên cạnh đó, quyền chi phối hoạt động của công ty được thực hiện thông qua hội đồng thành viên. Theo Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh tán thành:
– Định hướng, chiến lược phát triển công ty;
– Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
– Tiếp nhận thêm thành viên mới;
– Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;
– Quyết định dự án đầu tư;
– Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
– Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
– Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;
– Quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty.
Đối với các vấn đề khác không thuộc các trường hợp nêu trên thì sẽ thông qua nếu được ít nhất 2/3 tổng số thành viên hợp danh tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Như vậy, để có thể nắm quyền chi phối hoạt động của công ty hợp danh, cần phải trở thành thành viên hợp danh theo các hình thức:
-Trở thành thành viên hợp danh do công ty tiếp nhận và phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.
– Nhận thừa kế từ thành viên hợp danh chết và được Hội đồng thành viên chấp thuận.
3. Đối với công ty TNHH 1 thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Theo Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của chủ sở hữu công ty có quyền sau đây:
STT
Nội dung
Chủ sở hữu
Cá nhân
Tổ chức
1
Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
x
x
2
Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
x
3
Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty;
x
4
Quyết định dự án đầu tư phát triển;
x
5
Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
x
6
Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
x
7
Thông qua báo cáo tài chính của công ty;
x
8
Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
x
x
9
Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
x
10
Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
x
11
Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
x
x
12
Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
x
x
13
Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
x
x
14
Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
x
x
15
Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
x
Như vậy, để có thể chi phối công ty TNHH MTV cần trở thành chủ sở hữu của công ty thông qua hợp đồng nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp.
4. Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Theo Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
– Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; quyết định phát hành trái phiếu;
– Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty; giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ;
– Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
– Quyết định mức lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
– Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
– Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
– Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
– Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
– Quyết định tổ chức lại công ty;
– Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty; và
– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây (nếu Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác):
– Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành; hoặc
– Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.
Như vậy, để có thể chi phối hoạt động của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì thành viên góp vốn cần tham dự cuộc họp hội đồng thành viên và có tỷ lệ sở hữu vốn góp kiến nghị từ 65% trở lên.
5. Đối với công ty Cổ phần
Xem thêm : 10 điều đơn giản Bạn có thể làm để giúp bảo vệ môi trường
Trong công ty cổ phần, vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau (cổ phần). Người sở hữu ít nhất 01 cổ phần thì được gọi là cổ đông (cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức). Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng cổ đông.
Theo Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định trong công ty cổ phần Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần (gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết). Có các quyền sau:
– Thông qua định hướng phát triển của công ty;
– Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
– Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
– Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
– Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
– Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
– Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
– Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
– Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
– Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
– Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết; và
– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Theo Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 quy định về điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua gồm có:
STT
Nội dung
Tỷ lệ thông qua
1
Nghị quyết về các nội dung sau đây:
(1) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
(2) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
(3) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
(4) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
(5) Tổ chức lại, giải thể công ty;
(6) Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
Được số cổ đông sở hữu trên 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
2
Các nghị quyết thông thường, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020. Được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3
Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
4
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi. Được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
5
Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.
Theo Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Có các quyền và nghĩa vụ sau:
– Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
– Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
– Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
– Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
– Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật này;
– Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
– Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
– Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này;
– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
– Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
– Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
– Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;
– Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
– Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
– Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty;
– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị thông qua nghị quyết, quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
Thư Viện Pháp Luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp