Định mức và tỷ lệ hao hụt trong việc lập BCQT theo TT39/2018

a.Định mức:

– Khái niệm: Định mức là lượng nguyên vật liệu sử dụng ( tiêu hao nguyên vật liệu) cần thiết để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm.

Ví dụ: Một máy tính xách tay dung 1 bàn phím, 1con chuột  định mức sử dụng bàn phím là 1, định mức sử dụng chuột là 1

– Những chú ý trong việc xây dựng định mức:

Định mức phải sát với thực tế theo điều 55 thông tư 38/2015/TT-BTC

Định mức của XNK phải phù hợp với định mức của kế toán : Điều này bạn phải làm định mức từ mã NVL của kế toán

Không phải truyền định mức, phải khai báo định mức với cơ quan hải quan, chỉ lưu bản cứng khi có cơ quan kiểm tra. Theo điều 55 thông tư 38/2015/TT-BTC.

Khi xây dựng định mức cần xây dựng phương án giải trình định mức: Bằng quy trình sản xuất thực tế hoặc bằng bản vẽ, mẫu sản phẩm. Nên lưu trữ mỗi model sản phẩm 1 mẫu để giải trình khi có cơ quan chuyên ngành kiểm tra.4

Đối với hàng may mặc cần phải làm riêng biệt theo các Size : S,M,XL… vì định mức sử dụng nguyên vật liệu của chúng không giống nhau.

Cần xây dựng đơn vị tính chuẩn xác để thực hiện định mức đúng.

b.Tỷ lệ hao hụt

– Định nghĩa tỷ lệ hao hụt : là tỷ lệ nguyên vật liệu, vật tư mất đi hoặc chuyển hóa thành phế liệu trong quá trình thực hiện sản xuất ra sản phẩm được tính trên đơn vị một sản phẩm sản xuất.

Mất đi nghĩa là hao hụt này biến mất một cách tự nhiên : Như xăng bay hơi, nước bị ngấm, cồn bay hơi, … Bị chuyển hóa thành phế liệu : nghĩa là các nguyên vật liệu sẽ bị loại bỏ, bị loại bỏ thành phế liệu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.

Phế liệu phát sinh trong hao hụt mang tính chất mặc định, chu kỳ và sẽ chắc chắn bị mất đi trong quá trình sản xuất, sẽ bị lỗi hỏng trong quá trình thực hiện. Nó không mang tính chất bột phát, tai nạn.

Ví dụ: Nếu định mức 1 chiếc áo hết 1m2 vải, chúng ta chắc chắn sẽ phải dung > 1m2 vải vì quá trình cắt vải sinh ra hao hụt, đầu thừa đuôi thẹo . Cái đầu thừa đuôi thẹo ở đây chính là hao hụt.

– Những chú ý khi đăng ký tỷ lệ hao hụt:

Tỷ lệ hao hụt không cứ là 3% như nhiều bạn lầm tưởng mà tuân theo thực tế sản xuất ( Ví dụ mua cái đũa xe về để mài 1 cây kim thì tỷ lệ hao hụt nó lên tới 500%)

Tỷ lệ hao hụt là tỷ lệ thường xuyên, gần như cố định sẽ mất đi trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chứ không mang tính tình huống ( Ví dụ : Nhập 10000 cái kính về sản xuất nhưng do công nhân làm đổ vỡ hết 10000 cái kính đó => Phế liệu ngoài định mức chứ không phải là phế liệu trong định mức do hao hụt sinh ra).

Cần cân đối với kế toán, đưa ra tỷ lệ hao hụt cố định cho 1 sản phẩm và cân đối phế liệu trong định mức và ngoài định mức để giải trình.

Chuẩn bị các phương án giải trình đối với tỷ lệ hao hụt này.

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN theo Thông

tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim

– ĐÀO TẠO: Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

  • Chia sẻ: