- Nồng độ cồn của bia: Chi tiết từng loại trên thị trường
- ROE (Return on equity) là gì? Cách tính Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và ví dụ minh họa
- Dậy thì sớm ở bé gái: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Đường Giải Phóng – Tam Trinh có cấm xe tải không? Quy định mới nhất
- Vì sao phải gõ cửa 3 lần trước khi nhận phòng khách sạn, lý do đơn giản đến bất ngờ
Để đánh giá 1 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, bên cạnh các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận,… thì tỷ suất lợi nhuận cũng là 1 chỉ số cần được quan tâm hàng đầu. Nếu như lợi nhuận chỉ phản ánh kết quả kinh doanh thì tỷ suất lợi nhuận có thể đánh giá được khả năng sinh lời. Vì vậy, có thể coi tỷ suất LN là thước đo đánh giá khách quan và chính xác hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Bạn đang xem: Tỷ suất lợi nhuận là gì? Ý nghĩa và cách tính tỷ suất lợi nhuận
Vậy tỷ suất lợi nhuận là gì? và cách tính tỷ suất lợi nhuận như thế nào, hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tỷ suất lợi nhuận là gì?
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ % giữa lợi nhuận thu được và 1 chỉ tiêu cần đánh giá hiệu quả sinh lời, cụ thể như: tỷ suất LN trên doanh thu (ROS), tỷ suất LN trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất LN trên vốn đầu tư (ROI) và tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận sẽ cho biết một đồng vốn/tài sản/ doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
⇒ Giá trị của tỷ suất lợi nhuận càng lớn thì lợi nhuận công ty thu về càng cao. Nếu tỷ suất lợi nhuận dương chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động có lãi. Ngược lại, nếu tỷ suất lợi nhuận âm thì doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ
- Là thước đo đánh giá tình hình kinh doanh của DN, giúp xác định được DN đang hoạt động có lãi hay thua lỗ để có những phương án điều chỉnh kinh doanh phù hợp
- Giúp đánh giá hiệu suất tài chính của DN trên các khía cạnh: khả năng quản lý chi phí, LN và sự ổn định, tiềm năng đầu tư,…
- Giúp DN khẳng định vị thế và thu hút đầu tư: tỷ suất LN cao đồng nghĩa DN hoạt động có hiệu quả và sẽ ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường cũng như là yếu tố then chốt thu hút đầu tư trong tương lai
Phân loại và cách tính
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
- Phản ánh hiệu quả SXKD của doanh nghiệp liên quan đến quản trị doanh thu, chi phí
- Tỷ suất LN trên doanh thu cho biết 100 đồng doanh thu thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì khả năng sinh lời càng cao và càng có lợi cho doanh nghiệp.
- Nếu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp hơn so với các DN cùng ngành thì doanh nghiệp cần phải xem xét lại khâu kiểm soát chi phí hoặc có những phương án gia tăng doanh thu nhằm tăng tỷ suất LN
- Nếu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu âm có nghĩa DN đang kinh doanh thua lỗ
- Công thức tính:
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
- ROA phản ánh khả năng sinh lời của tổng TS. Tỷ lệ này cho bitế với 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
- ROA càng cao cho thấy DN đã sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế
- Công thức tính:
Trong đó:
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
- Là chỉ số đo lường khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn CSH của doanh nghiệp
- Chỉ số này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì sẽ thu về được bao nhiều đồng lợi nhuận. Đây là chỉ số được các nhà đầu tư quan tâm vì nó phản ánh khả năng thu lợi nhuận với từng đồng vốn mà họ bỏ ra.
- ROE càng cao thì khả năng thu hồi vốn của chủ sở hữu càng lớn
- Công thức:
Xem thêm : Calcium Corbiere Extra người lớn hộp 30 ống x 10ml Sanofi
Có thể thấy, tỷ suất lợi nhuận là 1 chỉ số quan trọng với nhà quản trị DN cũng như các nhà đầu tư. Việc phân tích, đánh giá tỷ suất lợi nhuận sẽ giúp các nhà đầu tư kịp thời điều chỉnh các phương án kinh doanh hay ra quyết định đầu tư phù hợp, đem lại hiệu quả đầu tư cao.
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “tỷ suất lợi nhuận”
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Ví dụ về tỷ suất lợi nhuận tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ros) Ý nghĩa tỷ suất lợi nhuận Cách tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế Bài tập tính tỷ suất lợi nhuận Bài tập tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Bài liên quan
- Biên lợi nhuận gộp là gì? Sự khác biệt với lợi nhuận gộp
- Chi tiết cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (từ a-z)
- Báo cáo kết quả kinh doanh được lập như thế nào?
- Từ A-Z về Hệ thống các loại báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
- Hướng dẫn lập báo cáo tài chính chi tiết cho doanh nghiệp
- Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm những gì?
- [Mới] Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính 2023 chi tiết từ A-Z
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp