Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là một chỉ số quan trọng thường được các nhà đầu tư chứng khoán sử dụng để so sánh cổ phiếu của các công ty cùng ngành trên thị trường. Vậy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là gì?
Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (tiếng Anh: Return On Equity – ROE) là thước đo hiệu quả tài chính được tính bằng cách chia thu nhập ròng cho vốn chủ sở hữu của cổ đông.
Bạn đang xem: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là gì? [Cập nhật 2024]
Vì vốn của sở hữu của cổ đông = tài sản của công ty – các khoản nợ, nên ROE có thể được coi là lợi nhuận của tài sản ròng.
ROE được coi là một thước đo mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty để tạo ra lợi nhuận.
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE được tính bằng công thức sau:
ROE = Thu nhập ròng / Vốn chủ sở hữu trung bình của cổ đông.
Xem thêm : Cập nhật biển cấm quay đầu có được rẽ trái không mới nhất
Trong đó:Thu nhập ròng (hay lợi nhuận ròng) của doanh nghiệp là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí. Thu nhập ròng được tính trước khi trả cổ tức cho cổ đông phổ thông và sau cổ tức cho cổ đông ưu tiên và lãi vay.Vốn chủ sở hữu trung bình của cổ đông là mức trung bình của vốn chủ sở hữu cổ đông từ ít nhất hai giai đoạn liên tiếp. Bạn có thể tìm thấy vốn cổ đông được thể hiện trong bảng cân đối kế toán trong phần “Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu” trong báo cáo tài chính.
Ví dụ: Doanh nghiệp A dựa vào bảng cân đối kế toán cuối kỳ này: Lợi nhuận ròng sau thuế kỳ này là: 100.000.000đ Tổng giá trị vốn chủ sở hữu đầu kỳ là 1000.000.000đ >>> Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE = 100.000.000 / 1.000.000.000 = 10%. Điều này có nghĩa là 1 đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra sẽ tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận.
Như đã nói ở trên, ROE được coi là thước đo để đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của một công ty. Nó rất hữu ích khi so sánh các công ty trong cùng một ngành.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE (Return on equity) cho thấy rằng một trăm đồng vốn chủ sở hữu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp.
Tỷ số này càng cao thì cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty càng khả quan. Công ty đang sử dụng các đồng vốn hiệu quả, để tạo ra nhiều hơn lợi nhuận ròng, từ đó có thể tiếp tục tái sản xuất, mua thêm tài sản, máy móc thiết bị, để phục vụ cho hoạt động sản xuất, mở rộng và phát triển doanh nghiệp.
Nếu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE (Return on equity) bị âm, điều này cho thấy kết quả kinh doanh của Công ty đang bị lỗ. Nguồn vốn được sử dụng chưa hiệu quả, thu nhập không đủ bù đắp chi phí, dẫn đến Công ty không có lợi nhuận để trả cho các cổ đông, cũng như tái sản xuất cho các kỳ tiếp theo.
Xem thêm : Thực trạng người nghiện ma túy của Việt Nam và giải pháp phòng ngừa
Nếu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE (Return on equity) càng gần về 0, càng cho thấy tình hình kinh doanh không mấy khả quan của doanh nghiệp. Nguồn vốn vẫn tiếp tục được sử dụng, tuy nhiên lại không mang về lợi nhuận ròng đáng kể, từ đó, sẽ không có ngân sách để tái sản xuất, cũng như phát triển mở rộng quy mô doanh nghiệp.
ROE ổn định và tăng theo thời gian có nghĩa là một công ty rất giỏi trong việc tạo ra giá trị cho cổ đông bởi vì họ biết cách tái đầu tư thu nhập của mình một cách khôn ngoan để tăng năng suất và lợi nhuận. Ngược lại, nếu ROE giảm có nghĩa là ban lãnh đạo đang đưa ra các quyết định kém về tái đầu tư vốn vào các tài sản không tạo ra lợi nhuận.
Ví dụ, giả sử công ty A đã duy trì ROE ổn định ở mức 18% trong vài năm qua so với mức ROE trung bình của các công ty cùng ngành, là 15%. Nhà đầu tư có thể kết luận rằng ban lãnh đạo của công ty A rất giỏi trong việc sử dụng vốn để tạo ra giá trị cho cổ đông.
Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng có thể bị sai lệch bởi việc mua lại cổ phần. Khi công ty mua lại cổ phiếu của mình từ thị trường, điều này làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Do đó, chỉ số ROE sẽ tăng lên.
Một hạn chế khác đó là ROE loại trừ tài sản vô hình khỏi vốn chủ sở hữu của cổ đông. Tài sản vô hình bao gồm các loại như nhãn hiệu, bản quyền, bằng sáng chế… Điều này có thể làm cho các tính toán sai lệch và khó so sánh với các công ty khác đã chọn bao gồm các tài sản vô hình.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là gì. Chúng tôi hy vọng có thể giúp cho quý bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thông tin về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề nào thắc mắc hay có nhu cầu cần hỗ trợ, giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:
- Zalo: 0846967979
- Website: accgroup.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp