MỤC LỤC BÀI VIẾT
Thuốc kháng sinh là gì? Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Có nên sử dụng thuốc kháng sinh trong giai đoạn hành kinh? Các loại thuốc ảnh hưởng đến kinh nguyệt Lời kết
Bạn đang xem: Phụ nữ uống kháng sinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Nữ giới cần tìm hiểu uống kháng sinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt khôngđ ể sử dụng hợp lý, tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Trường hợp tự ý uống, uống không đúng cách,… có thể gây rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng, điển hình là chậm kinh, rong kinh, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Cùng Kotex tham khảo các loại thuốc được khuyến cáo tránh sử dụng trong kỳ hành kinh để cập nhật thêm thông tin hữu ích nhé!
Thuốc kháng sinh là gì?
Thuốc kháng sinh là loại thuốc có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, hỗ trợ làm giảm phản ứng viêm. Thuốc có cơ chế hoạt động khác nhau trên từng chủng vi sinh vật. Một số kháng sinh có tác dụng cùng lúc trên nhiều loại vi khuẩn, được gọi là kháng sinh phổ rộng. Nhóm còn lại được xếp vào kháng sinh phổ hẹp.
Thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Uống cà phê có làm ngưng kinh nguyệt?
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Mặc dù kháng sinh được sử dụng rất phổ biến trong điều trị bệnh nhưng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng lo ngại, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi dùng:
- Đau dạ dày.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
- Kháng thuốc kháng sinh.
- Khiến da dễ bị cháy nắng.
- Sốt.
- Nhiễm nấm âm đạo.
- Làm ố vàng răng.
- Dị ứng.
- Gây ra các vấn đề về máu.
- Gây ra các vấn đề về tim mạch.
- Viêm gân.
- Co giật.
- Hội chứng Stevens – Johnson.
- Gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Xem thêm : Học cách tưới nước cho sen đá đơn giản ai cũng có thể thực hành
Thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng lo ngại cho sức khỏe bao gồm cả rối loạn kinh nguyệt (Nguồn: Internet)
Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Uống thuốc kháng sinh chậm kinh bao lâu? Uống kháng sinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Một chu kỳ kinh nguyệt thông thường sẽ kéo dài khoảng 28 ngày. Trong 14 ngày đầu tiên, nang trứng bắt đầu phát triển, đồng thời kích thích sản xuất thêm hormone estrogen, làm lớp nội mạc tử cung dày lên. Quá trình rụng trứng kết thúc, estrogen kết hợp với progesterone từ thể vàng để làm nội mạc tử cung trưởng thành hơn.
Nếu sử dụng thuốc kháng sinh trước ngày hành kinh, lượng hormone gonadotropin tiết ra sẽ tác động trực tiếp lên tử cung, làm nồng độ estrogen bị suy giảm nghiêm trọng. Cơ chế này từ đó dẫn đến tình trạng chậm kinh.
Ngoài ra, uống thuốc kháng sinh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể, làm rối loạn chuyển hoá estrogen và progesterone. Từ đó, việc hoạt động cung cấp estrogen trong máu bị cản trở, gây rối loạn kinh nguyệt. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc kháng sinh trong thời kỳ kinh nguyệt để đảm bảo an toàn.
Nhiều bạn gái quan tâm uống kháng sinh có ảnh hưởng đến ngày rụng trứng (Nguồn: Internet)
Xem thêm: 29 cách giảm đau bụng kinh cấp tốc an toàn đơn giản tại nhà
Có nên sử dụng thuốc kháng sinh trong giai đoạn hành kinh?
Uống thuốc kháng sinh có làm chậm kinh vào không? Trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, trong giai đoạn hành kinh, nếu bạn cần uống thuốc kháng sinh, đừng quên trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng bệnh lý, loại thuốc sử dụng cùng các thông tin liên quan khác. Điều quan trọng là phải sử dụng đúng liều lượng, thời gian và không tự ý dùng khi chưa có chỉ định. Trong quá trình uống, nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào, đặc biệt là rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm âm đạo,… bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm soát kịp thời.
Xem thêm : Ngày Valentine đỏ là ngày nào? Ai tặng quà ai? Có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?
Cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu uống thuốc kháng sinh trong giai đoạn hành kinh (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Góc chuyên gia: Phụ nữ bị trễ kinh uống gì cho máu ra nhanh?
Các loại thuốc ảnh hưởng đến kinh nguyệt
Dưới đây là một số loại thuốc có ảnh hưởng đến kinh nguyệt, bạn nên lưu ý và cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng:
Các loại thuốc có thể gây rối loạn kinh nguyệt
- Thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên có thể làm thay đổi đột ngột nồng độ hormone, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến hành kinh sớm hoặc muộn hơn bình thường, thậm chí là rong kinh kéo dài.
- Thuốc chống loạn thần và chống trầm cảm: Có khả năng gây mất kinh, chậm kinh hoặc kéo dài thời gian hành kinh.
- Thuốc giảm cân: Thay đổi cân nặng đột ngột có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt tỷ lệ mỡ cơ thể dưới 17% cũng có khả năng gây chậm kinh
- Steroid: Sử dụng thuốc steroid kéo dài, chẳng hạn như prednisolon có thể gây rối loạn kinh nguyệt kéo dài, phổ biến nhất là rong kinh.
- Thuốc hormone: Uống nhiều thuốc hormone rất dễ gây rối loạn kinh nguyệt, khiến ngực căng đau, ức chế rụng trứng và rong kinh.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng 7 loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và hiệu quả
Các loại thuốc không nên sử dụng khi đang hành kinh
Dưới đây là một số loại thuốc được khuyến cáo không nên sử dụng khi đang hành kinh:
- Thuốc chống đông máu: Có thể gây ra hiện tượng rong kinh và mất nhiều máu.
- Thuốc cầm máu: Có tác dụng làm giảm co thắt mao mạch, giảm tính thấm, gây ứ huyết, ức chế quá trình tống khứ máu kinh ra ngoài.
- Thuốc nội tiết: Gây mất cân bằng nội tiết tố.
- Thuốc đặt âm đạo: Gây cản trở quá trình tống khứ máu kinh ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ.
- Thuốc nhuận tràng: Tác dụng phụ là gây xung huyết, tắc nghẽn vùng chậu đối với phụ nữ đang hành kinh.
- Thuốc giảm béo và chống thèm ăn: Có thể gây bí tiểu, tăng cảm giác lo âu, hồi hộp và rối loạn kinh nguyệt.
- Các loại thuốc khác: Thuốc tránh thai, thuốc điều trị lao, NSAID, thuốc hoá trị, thuốc tuyến giáp, liệu pháp hormone, aspirin,….
Cần tránh một số loại thuốc chống chỉ định sử dụng trong kỳ hành kinh (Nguồn: Internet)
Lời kết
Bài viết trên đã giải đáp chi tiết thắc mắc uống kháng sinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể xác định được một số loại thuốc cần tránh trong quá trình hành kinh, từ đó hạn chế gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Tham khảo thêm:
- Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?
- Kinh Nguyệt Không Đều: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Điều Trị
- Kinh Nguyệt Màu Đen: Nguyên Nhân, Có Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp