Lá tía tô có những tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video uống lá tía to với đường phèn có tác dụng gì

Lá tía tô có những tác dụng tốt cho sức khoẻ đã được thừa nhận. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng nhiều lá tía tô hàng ngày và liên tục như một biện pháp phòng và chữa bệnh thì nên cân nhắc về số lượng dùng, không nên quá lạm dụng. Ngay sau đây, mời bạn cùng tìm hiểu những tác dụng của lá tía tô, cách chế biến những bài thuốc từ loại dược liệu này và cách sử dụng sao cho an toàn, hiệu quả.

1/ Những tác dụng thật sự của lá tía tô

Lá tía tô khi sử dụng dạng tươi hay khô, dùng để ăn hay ép lấy nước uống, hoặc pha trà đều có những công dụng tương tự nhau, bao gồm:

1.1/ Tăng cường hoạt động chức năng hô hấp

Trong thời gian dịch Covid – 19 kéo dài, rất nhiều người sử dụng lá tía tô với mục đích đẩy lùi bệnh tật và cho thấy có hiệu quả. Dịch chiết xuất trong lá tía tô có công dụng làm ức chế sự phát triển của virus và hạn chế sự sinh trưởng.

Đặc biệt, từ lâu người dân vẫn thường lấy lá tía tô ăn sống hoặc giã lấy nước uống để điều trị hen suyễn. Theo tạp chí Archives Of Allergy And Immunology, lá tía tô giúp làm tăng khả năng lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi. Không những thế, tinh dầu được chiết xuất từ hạt tía tô giúp ức chế co thắt đường thở, ức chế sự di chuyển của tế bào bạch cầu đến phổi, ngăn ngừa nguy cơ sốc phản vệ, bảo vệ sức khoẻ người bệnh hen suyễn.

1.2/ Bảo vệ hệ tim mạch, cải thiện trí nhớ

Theo các kết quả nghiên cứu đã công bố, Omega 3 – một thành phần chính có trong lá tía tô có thể làm giảm triệu chứng mất trí nhớ, nhất là ở những người lớn tuổi. Bên cạnh đó, cớ thể người có thể được cải thiện sức khoẻ tim mạch nếu được nạp một lượng Omega-3 vừa đủ hàng ngày. Omega 3 còn giúp chống viêm, chống oxy hóa, có thể ngăn cản sự xuất hiện của phản ứng dị ứng bên trong cơ thể.

1.3/ Điều trị gout và tốt cho tiêu hóa

Lá tía tô có thể hỗ trợ điều trị bệnh gout vì hoạt chất trong loại rau này giúp giảm enzym xanthin oxidase. Đây là một tác nhân gây nên axit utric khiến bệnh gout xuất hiện và tái phát nhanh hơn. Sử dụng chiết xuất từ lá tía tô sẽ cải thiện triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, bệnh trào ngược dạ dày và chứng táo bón nhẹ ở hội chứng ruột kích thích, phòng ngừa bệnh trĩ do hiện tượng táo bón kéo dài gây ra. Nhờ tác dụng này của lá tía tô mà người dân Việt Nam ta sử dụng như là món rau tươi hàng ngày.

Lá tía tô có những tác dụng gì

(Ảnh: Hỗ trợ điều trị bệnh gout là tác dụng nổi bậc nhất của tía tô)

1.4/ Phòng bệnh ung thư

Một lượng lớn axit rosmarinic, luteolin và triterpene được tìm thấy trong lá tía tô đã được chứng minh có khả năng chống lại các tế bào tiền ung thư, tức là tế bào ung thư đang tiềm ẩn bên trong cơ thể. Những tế bào này khi được di căn, kết dính sẽ tạo thành khối u gây ung thư.

1.5/ Chữa bệnh về da

Sử dụng lá tía tô nấu nước uống có thể cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa, mề đay và ngứa ngáy trên da hiệu quả. Vào mùa nực dông, dân gian hay dùng lá tía tô để nấu nước tắm cho trẻ em bị nổi rôm sảy trên da, làm mát da.

1.6/ Làm đẹp da

Trong thành phần hoạt chất của lá tía tô có chứa Priseril, thành phần này có thể giúp cải thiện sắc tố và loại bỏ tế bào chết trên da tương đối hiệu quả. Nếu như sử dụng thường xuyên với liều lượng phù hợp sẽ giúp cải thiện được da sạm nám, giúp làn da trở nên trắng sáng hơn, sắc da đẹp tự nhiên hơn. Ngoài ra, lá tía tô còn cung cấp thành phần vitamin E giúp cho da luôn được cấp ẩm, khoẻ mạnh và mịn màng hơn.

1.7/ Hỗ trợ giảm cân

Nước từ lá tía tô có nhiều protein thực vật, khoáng chất, chất xơ và vitamin nên sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của dạ dày, đốt cháy năng lượng, từ đó giảm nguy cơ bị thừa cân và béo phì.

1.8/ Kiểm soát các bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn xảy ra khi kháng thể có sự nhầm lẫn một bộ phận nào đó trong cơ thể là “kẻ thù” như virut và muốn tiêu diệt. Một số bệnh tự miễn thường gặp như lupus và viêm khớp dạng thấp. Những bệnh này có thể tự khỏi, một số trường hợp do kháng thể mạnh thì cần phải can thiệp điều trị bằng thuốc.

Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, tinh dầu đươc chiết xuất từ lá tía tô có chứa nhiều axit omega-3 alpha-linolenic. Việc nạp vào cơ thể axit omega-3 alpha-linolenic một lượng vừa đủ sẽ giúp kiểm soát tốt các bệnh tự miễn.

2/ Tác dụng của lá tía tô với chanh

Lá tía tô và chanh là hai thành phần thực phẩm tự nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự phối hợp của chúng có thể mang lại một số công dụng đáng chú ý. Dưới đây là một số công dụng của lá tía tô với chanh:

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Lá tía tô có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau bụng và chống co thắt dạ dày. Chanh có chứa axit citric và enzym tiêu hóa tự nhiên, giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và giảm khó tiêu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Cả lá tía tô và chanh đều chứa các chất chống oxy hóa và vitamin C, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Tác dụng kiềm pH: Chanh có tính chất kiềm, trong khi lá tía tô có tính chất axit. Sự kết hợp của chúng có thể giúp cân bằng pH trong cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và cân bằng axit-bazơ.
  • Tăng cường sức khỏe da: Cả lá tía tô và chanh đều có tác dụng làm sáng và cải thiện tình trạng da. Chanh chứa vitamin C, có khả năng làm mờ vết thâm và tăng cường sản xuất collagen, trong khi lá tía tô có chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi sự tổn hại của gốc tự do.

Lưu ý: Nước uống lá tía tô kết hợp với chanh sẽ có vị chua của vitamin C, vì thế không nên uống vào buổi tối sẽ không tốt cho sức khoẻ của bạn.

3/ Tác dụng của nước lá tía tô nấu với đường phèn

Nước lá tía tô nấu với đường phèn mang lại một số tác dụng tốt cho sức khoẻ đáng chú ý. Đây có thể xem là một liệu pháp tự nhiên và an toàn để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị một số bệnh lý, có thể kể đến như:

  • Làm dịu cơn ho: Nước lá tía tô đường phèn có tính chất chống viêm và chất chống cảm cúm, giúp làm dịu các triệu chứng ho như đau họng và ngứa.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nước lá tía tô đường phèn có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm, giúp giảm tình trạng vi khuẩn và nấm trong đường tiêu hóa, cải thiện tiêu hóa và giảm các vấn đề như đau bụng và khó tiêu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Lá tía tô đường phèn chứa các chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus.
  • Lợi tiểu: Nước lá tía tô đường phèn có tác dụng lợi tiểu và giúp thanh lọc cơ thể. Điều này có thể giúp loại bỏ độc tố và chất cặn bã trong cơ thể, hỗ trợ chức năng thận và đường tiết niệu.
  • Tác dụng chống viêm: Nước lá tía tô đường phèn có tính chất chống viêm, giúp giảm viêm và sưng tấy trong cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gout: Tuy nhiên, lá tía tô không thể thay thế các biện pháp điều trị bệnh gout chuyên sâu. Nếu bạn mắc bệnh gout, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được lời khuyên và điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe của bạn và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, kết hợp với sự sử dụng lá tía tô nếu cần thiết.

Nước lá tía tô đường phèn có thể được sử dụng bằng cách ngâm lá tía tô đường phèn trong nước sôi, sau đó để nguội và lọc lấy nước uống. Tuy nhiên, nhớ rằng mỗi người có cơ địa và tình trạng sức khỏe khác nhau, nên luôn tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng nước lá tía tô đường phèn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

4/ Uống nước la tía tô bao lâu thì trắng da?

Uống nước lá tía tô không phải là phương pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến trắng da. Như trên, lá tía tô chỉ hỗ trợ cải thiện sắc tố da. Bạn cần uống nước lá tía tô trong thời gian đủ lâu để có thể cảm nhận được sắc da trắng sáng hơn. Thời gian này tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người, ít nhất là 3 tháng.

Nước lá tía tô chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất có thể giúp bảo vệ da khỏi sự tổn hại của gốc tự do và cải thiện sức khỏe da tổng thể. Tuy nhiên, để sở hữu làn da trắng sáng như ý, bạn cần thực hiện thêm các biện pháp chăm sóc da toàn diện, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn cần cung cấp đủ dưỡng chất cho da bằng cách ăn nhiều rau quả, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và các nguồn thực phẩm giàu vitamin C và E, đặc biệt là những thực phẩm giúp cân bằng nội tiết tố như đông trùng hạ thảo, thiên môn chùm.
  • Bảo vệ da khỏi tác động môi trường: Sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại và tác nhân gây hại khác từ môi trường.
  • Dưỡng da đúng cách: Sử dụng các sản phẩm dưỡng da phù hợp với loại da của bạn và duy trì quy trình làm sạch da, cân bằng và dưỡng ẩm hàng ngày.
  • Tránh ánh nắng mặt trực tiếp: Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trực tiếp, đặc biệt là vào thời gian gắn liền với mặt trời mạnh.

Ngoài việc uống nước lá tía tô sẽ hỗ trợ làm trắng da một cách an toàn, hãy thực hiện các biện pháp chăm sóc da tổng thể để đạt được kết quả trắng da tốt nhất. Những cách làm trắng da nhanh luôn đi kèm những tác hại mà người bán sản phẩm hoặc dịch vụ làm trắng da sẽ không đề cập cho bạn hiểu.

Có thể bạn quan tâm: Uống collagen có trắng da không?

5/ Uống nước lá tía tô có giảm cân không?

Uống nước lá tía tô không có tác dụng trực tiếp đến giảm cân. Giảm cân là một quá trình phức tạp và tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cơ địa, cân nặng ban đầu, chế độ ăn uống và mức độ hoạt động thể chất.

Tuy nhiên, nước lá tía tô có thể hỗ trợ quá trình giảm cân khi được kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Nước lá tía tô có chứa chất chống oxy hóa và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Nó có thể giúp tăng cường quá trình tiêu hóa, cung cấp chất xơ và giảm cảm giác thèm ăn, giúp kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ.

Ngoài việc uống nước lá tía tô, hãy tạo ra một kế hoạch giảm cân toàn diện bằng cách kết hợp chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và duy trì một lối sống lành mạnh tổng thể. Nếu bạn có ý định giảm cân bằng dược liệu, hãy ưu tiên sử dụng rau cần tây sẽ hiệu quả hơn lá tía tô.

Có thể bạn quan tâm: Uống collagen có giảm cân không?

6/ Cách nấu nước tía tô bồi bổ sức khỏe

Mặc dù lá tía tô mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn hoặc thậm chí sẽ gặp tác dụng phụ. Vì thế bạn cần biết cách sử dụng để nâng cao hiệu quả và an toàn hơn.

Để có thể nấu nước lá tía tô bạn cần thực hiện như sau:

  • Lấy lượng lá vừa đủ, rửa sạch, ngâm nước muối rồi đun sôi 2.5 lít nước lọc và bỏ lá tía tô vào, đậy nắp kín.
  • Cho hỗn hợp trên sôi lại trong 2 phút rồi tắt bếp, để cho nguội, chắt vào bình sạch và thêm vào đó 3 lát chanh tươi, đậy nắp rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Uống nước lá tía tô trước mỗi bữa ăn từ 20 đến 30 phút.

Nước lá tía tô không nên dùng cho người ra nhiều mồ hôi, cảm nóng, phụ nữ mang thai và trẻ em. Hàng ngày chỉ nên uống tối đa 3 – 4 cốc nước lá tía tô nhưng cần chia nhỏ thành nhiều lần.

7/ Những bài thuốc dân gian từ lá tía tô

7.1/ Dùng lá tía tô để giải cảm

Khi bị cảm, người bệnh có thể nấu cháu cùng với một số gia vị như gừng, củ hành, có thể thêm thịt bằm hoặc trứng. Và điều không thể thiếu đó chính là 1 nắm lá tía tô, thái thành sợi hoặc giữ nguyên lá tuỳ thích. Một tô cháu ấm lòng có thể giúp người bệnh giải cảm tốt.

7.2/ Chữa đau bụng, ăn uống khó tiêu

Khi bị đau bụng, đầy hơi hoặc ăn uống khó tiêu, hãy dùng 1 nắm lá tía tô, cho vào chén, cho thêm tí muối ăn và tí nước, dã thành nước để uống. Đây cũng là bài thuốc từ lá tía tô được dùng phổ biến trong dân gian. Thật đơn giản phải không nào?

7.3/ Chữa bệnh ho, khó thở

Trong dân gian, những người bị ho lâu ngày, hay mệt và khó thở sẽ dùng phần rễ và lá của lá tía tô để nấu nước uống. Rễ và lá được cho vào nồi, chế nước vào vừa xấp thì đun sôi một lúc là dùng được.

Nếu bạn cần dùng tía tô nhưng việc chế biến không được thuận tiện thì có thể tìm mua những sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ tía tô, rất an toàn và tiện dụng.

bài thuốc từ lá tía tô

(Ảnh: Trà tía tô ra mang đến sự tiện dụng, an toàn cho người dùng)

8/ Uống lá tía tô hàng ngày có tốt không

Lá tía tô là món rau sống rất dễ dùng khi tươi, cũng rất dễ uống khi nấu thành nước, nhưng nếu như sử dụng quá nhiều hoặc không đúng thời điểm cũng nên cẩn trọng, Các chuyên gia khuyên không nên uống quá nhiều lần trong ngày với lượng lớn. Vì nếu sử dụng nhiều hàng ngày có thể gây nên tình trạng cao huyết áp, mất ổn định tim mạch. Mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô mỗi ngày, chia nhỏ từng lần uống, số lượng lá tía tô tương đương với một nắm bàn tay.

Như vậy, lá tía tô có 8 tác dụng tốt cho sức khoẻ, có 3 bài thuốc phổ biến nhưng không nên lạm dụng uống lá tía tô mỗi ngày thường xuyên đâu nhé. Hector Shop khuyên bạn chỉ nên uống thường xuyên khi cơ thể có bệnh lý phù hợp và nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

9/ Những ai không nên uống nước lá tía tô?

Mặc dù nước lá tía tô có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có một số trường hợp nên cân nhắc trước khi uống nước lá tía tô. Dưới đây là một số đối tượng không nên uống nước lá tía tô thường xuyên hoặc nên cân nhắc, bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai: Trong thời kỳ mang thai, việc sử dụng lá tía tô có thể gây tác động đến thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô.
  • Người có tiền sử dị ứng: Nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng dị ứng nào với lá tía tô hoặc các thành phần khác trong nó, bạn nên tránh uống nước lá tía tô.
  • Người bị bệnh gan hoặc thận: Người bị bệnh gan hoặc thận nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô, vì một số thành phần trong lá tía tô có thể ảnh hưởng đến chức năng của gan và thận.
  • Người dùng thuốc: Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là thuốc điều trị bệnh mãn tính hoặc thuốc kháng viêm, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi uống nước lá tía tô. Một số thành phần trong lá tía tô có thể tương tác với thuốc và gây ảnh hưởng không mong muốn.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, Hector khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng nước lá tía tô một cách thường xuyên lâu dài. Nếu muốn tăng cường sức khoẻ toàn diện cho cả gia đình, Hector sâm sẽ là một sự lựa chọn đáng cân nhắc.

Nguồn tin: DS. Đoàn Thị Hồng Thắm