Không thể dùng nước dừa thay thế nước lọc
Bạn đang xem: Nước dừa tốt nhưng không nên uống hằng ngày, vì sao?
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – trưởng khoa khám và tư vấn dinh dưỡng người lớn – Viện Dinh dưỡng quốc gia, nước dừa rất ít năng lượng (chỉ khoảng 19 calo/100g), không chứa chất béo, giàu các vitamin như B3, B5, biotin, B2, acid folic, một lượng nhỏ vitamin B1 và B6, vitamin C và chất khoáng như, natri, kali, canxi, đồng, canxi, sắt, mangan, magie và kẽm…
Nước dừa còn chứa các amino acid, các hợp chất sinh học như cytokinin và các enzyme như acid phosphatase, catalase, dehydrogenase, peroxidase, polymerase…
Trước đây, trong những trường hợp thiếu thốn, khi không có nước oresol, không có điều kiện tới các cơ sở y tế thì người ta dùng nước dừa như một biện pháp tạm thời để bù nước cho cơ thể. Tuy nhiên, không thể dùng nước dừa thay thế nước lọc.
Lý do, theo bác sĩ Hưng, dù nước dừa có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng không nên uống hằng ngày trong thời gian dài hoặc uống quá nhiều, bởi có thể gây rối loạn điện giải và làm ảnh hưởng đến chức năng cơ.
Nên ăn đa dạng hoa quả dưới nhiều hình thức như: dạng múi, dạng miếng và uống nước. Nếu do sở thích, ngày nào cũng uống một trái dừa thì phải giảm lượng hoa quả khác ăn trong ngày để không bị vượt quá ngưỡng nhu cầu hoa quả khuyến nghị trong 1 ngày, dẫn tới thừa năng lượng tích lũy dần, thừa lượng đường đơn.
Xem thêm : Thực hư dùng mầm đậu nành tăng vòng 1? Chuyên gia giải đáp
Nước dừa non tốt hơn nước dừa già vì nước dừa non có chứa ít đường không gây ảnh hưởng nhiều tới đường huyết và không gây thừa cân. Với người trưởng thành, chỉ nên coi nước dừa là một loại nước giải khát nhưng không nên uống quá 1-2 trái dừa/ngày.
Ai cần hạn chế nước dừa?
Ngoài ra, những người bị huyết áp thấp, vừa phẫu thật xong hoặc đang bệnh lý khác như bệnh thận, kali máu cao… nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng nước dừa.
Ở các nước phương Tây, nước dừa được xem là một loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho trẻ nhỏ và các bà mẹ đang cho con bú, bởi trong nước dừa có chứa một hợp chất gọi là monolaurin, giúp tăng cường miễn dịch bảo vệ trẻ khỏi cảm lạnh, cảm cúm và nhiễm trùng.
Nước dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, với những đặc điểm như chứa ít calo, không chứa cholesterol, giàu kali, giàu chất xơ giúp giảm táo bón và hỗ trợ tiêu hóa, giúp bổ sung lượng muối mất đi khi trẻ bị tiêu chảy.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi cho trẻ uống nước dừa. Bởi với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và duy nhất cần thiết đối với trẻ.
Với trẻ lớn hơn, khi mới bắt đầu cho trẻ uống nước dừa hãy cho trẻ uống nước dừa tươi với một lượng nhỏ trước khoảng 50ml và kéo dài một vài ngày để kiểm tra trẻ có bị dị ứng với nước dừa hay không? Nếu trẻ không xuất hiện phản ứng dị ứng, cha mẹ có thể kết hợp nước dừa vào chế độ ăn của trẻ.
“Lưu ý rằng, không nên cho trẻ uống nước dừa hằng ngày. Với trẻ em, một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và đa dạng là rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, do dạ dày trẻ còn nhỏ nên nếu trẻ uống quá nhiều nước dừa trẻ có thể bị no và dẫn đến ăn ít đi” – bác sĩ Hưng lưu ý.
Người đang sốt có uống nước dừa được không?
Theo bác sĩ Hưng, sốt là tình trạng phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ ai. Khi bị sốt cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau nhức cơ bắp, cảm thấy ớn lạnh và đặc biệt là mất nước.
Xem thêm : Cúng giao thừa có cần gạo muối?
Nước dừa có 95,5% là nước, còn lại là các vitamin C, vitamin B, sắt, phốt pho, natri, kali… Trong đó, kali giúp cơ thể giữ lại nước tránh mất nước ra bên ngoài môi trường, vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp người bị bệnh phục hồi nhanh chóng hơn.
Vì vậy, hoàn toàn có thể uống nước dừa khi bị sốt để bù lại nước và điện giải đã mất đi do sốt, nôn ói, tiêu chảy hoặc đổ nhiều mồ hôi gây mất nước nghiêm trọng.
Nên ăn cùi dừa như thế nào?
Khác với nước dừa, phần cùi dừa (thịt dừa) rất giàu năng lượng, 100g cùi dừa cung cấp 354kcal, phần lớn đến từ chất béo (33,49g) và carbohydrate (15,23g).
Mặc dù phần cùi dừa có hàm lượng chất béo bão hòa cao (29,698g – gần 90% lượng chất béo) nhưng chất béo này giúp làm tăng nồng độ cholesterol tốt HDL và giảm nồng độ cholesterol xấu LDL trong máu.
Cùi dừa cũng chứa các vitamin và chất khoáng tương tự như trong nước dừa, tuy nhiên điểm khác biệt là cùi dừa còn cung cấp vitamin E, vitamin K và selen.
Tuy nhiên bác sĩ Hưng cho biết không nên ăn cùi dừa hằng ngày vì có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh chuyển hóa khác. Thêm vào đó, do lượng chất béo và chất xơ dồi dào, việc ăn quá nhiều cùi dừa có thể gây đầy bụng và tạo cảm giác khó chịu.
Chỉ nên ăn cùi dừa 1-2 lần/tuần và những người bị hội chứng suy nhược, tiêu hóa kém, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch nên hạn chế ăn cùi dừa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp