Nước cam là một loại thức uống ngon, bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Không những thế, giá thành của loại nước này không hề cao nên ai cũng có thể mua được dù ở bất kỳ nơi đâu. Vậy, công dụng của nước cam đối với cơ thể là gì? Có những lưu ý gì khi uống nước cam? Pharmacity sẽ giúp bạn giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
- Boy’s day – Ngày quốc tế đàn ông 6-4 tại Việt Nam
- Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên uống nước mật ong trước khi ngủ?
- Truyền thông đa phương tiện văn lang học phí
- Đường lông bụng xuất hiện khi nào? Xem tướng đoán trai hay gái – Yến Sành
- Đầu số 234 của nước nào? Thực hư 234 lừa đảo WhatsApp Viber
Thành phần dinh dưỡng trong 240ml nước cam
Tuy cam là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, nhưng liệu: “Trong nước cam bao nhiêu calo?”. Thực tế, một ly nước cam 240ml sẽ cung cấp cho bạn:
Bạn đang xem: Nước cam: Khám phá ngay 5 tác dụng tuyệt vời, giúp cải thiện sức khỏe
- Calo: 110kcal
- Protein: 2g
- Carbs: 26g
- Vitamin C: 67% RDI
- Folate: 15% RDI
- Kali: 10% RDI
- Magie: 6% RDI
Chú thích: RDI – Reference Daily Intake là lượng tiêu thụ tham khảo hàng ngày.
Thành phần dinh dưỡng trong nước cam
Nước cam có tác dụng gì?
Nước cam là loại đồ uống được ưa chuộng bởi vị chua cùng mùi thơm đặc trưng của cam. Ngoài ra, nó còn được yêu thích do các lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Dưới đây là những tác dụng của nước cam đối với sức khỏe bạn:
Có tác dụng chống oxy hóa
Trong quả cam có chứa chất nhiều chống oxy hóa, như flavonoid, carotenoid và axit ascorbic giúp chống lại các bệnh mãn tính, cụ thể như ung thư, tiểu đường và bệnh tim. Ngoài ra, đã có một nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 8 tuần và cho ra kết quả là nếu uống 750ml nước cam mỗi ngày sẽ giúp làm tăng tình trạng chống oxy hóa đáng kể.
Ngăn ngừa bệnh sỏi thận
Bệnh sỏi thận là tình trạng những khoáng chất nhỏ tích tụ ở trong thận, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau dữ dội hoặc xuất hiện máu trong nước tiểu. Vì thế, nước cam ép có thể làm tăng độ pH của nước tiểu, làm cho nó có tính kiềm và ngăn ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả.
Nước cam có tác dụng ngăn ngừa bệnh sỏi thận
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Nước cam có tác dụng gì? Uống nước cam có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Theo nghiên cứu, nước cam ép giúp làm giảm cholesterol, chất béo trung tính và đặc biệt là giảm lượng chất béo ở gan hiệu quả. Nhờ vậy, tác dụng từ nước cam sẽ giữ cho trái tim của bạn hoạt động ở mức bình thường và luôn khỏe mạnh.
Xem thêm: Thiếu máu cơ tim nên ăn gì?
Giảm tình trạng viêm nhiễm
Viêm chính là một dạng tự nhiên của cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm cũng gây nên những hậu quả cho cơ thể như sốt cao, xuất hiện các vết sưng,… Vì thế, để ngăn chặn điều này bạn có thể uống nước cam mỗi ngày. Bởi trong trái cam có chứa chất chống viêm đồng thời nó còn là trung gian cho phản ứng trong huyết tương và gen của tế bào, từ đó giúp điều chỉnh tình trạng viêm hiệu quả.
Tăng cường hệ miễn dịch
Xem thêm : Tết nên mặc đồ màu gì để hợp mệnh và tuổi 2023?
Uống nước cam có tác dụng gì? Cam là nguồn bổ sung hàm lượng vitamin C cần thiết. Bởi cơ thể con người không thể tự tổng hợp được vitamin C, do vậy một ly nước cam ép đích thị là sự lựa chọn đúng đắn. Ngoài ra, loại thức uống này cũng cung cấp hàm lượng collagen làm cải thiện tốt các tế bào và phát triển mô mới trong cơ thể.
Theo một số thống kê, một ly cam ép bổ sung gần như 100% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Hầu hết các trẻ em bị ốm do hệ thống miễn dịch kém có thể uống nước ép cam thường xuyên để giúp củng cố các tế bào từ đó chống lại nhiễm trùng và vi khuẩn gây hại.
Nước cam giúp tăng cường hệ miễn dịch
Hướng dẫn bảo quản nước cam
Cách bảo quản nước cam như thế nào là đúng? Thực tế, bảo quản nước cam đúng cách sẽ giúp bạn thưởng thức được trọn vẹn những giá trị dinh dưỡng của loại đồ uống này.
Nước cam để được bao lâu?
Đối với nhiệt độ phòng, cam ép có thể để được 1 giờ đồng hồ. Ngoài ra, nếu bạn cho nước cam vào trong ngăn mát tủ lạnh thì không nên để quá 24 tiếng. Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý không để lâu vì sẽ dễ khiến đồ uống mất hết giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C.
Cách bảo quản nước cam
Để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong nước cam, bạn có thể đựng cam ép vào trong chai thủy tinh có nắp đậy, miệng rộng và màu sẫm, vì:
- Đối với chai có nắp đậy: Sẽ đảm bảo vệ sinh nhằm tránh lây nhiễm chéo với các thực phẩm khác trong tủ lạnh, cũng như hạn chế tác dụng oxy hóa trong nước cam.
- Đối với chai màu sẫm: Làm hạn chế được việc thất thoát các chất vitamin bị phân hủy bởi ánh sáng.
- Đối với chai miệng rộng: Giúp bạn vệ sinh dễ dàng hơn, tránh tồn đọng các vi sinh vật ảnh hưởng đến những lần sử dụng tiếp theo.
Hướng dẫn bảo quản nước cam
Lưu ý cần nhớ khi uống nước cam
Tuy nước cam rất tốt cho cơ thể nhưng bạn không nên uống quá nhiều hoặc uống sai thời điểm vì nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý khi uống nước cam mỗi ngày mà bạn nên biết:
- Tuyệt đối không uống nước cam vào buổi tối: Do cam có tác dụng sản sinh tân dịch và lợi tiểu, nếu bạn uống vào buổi tối sẽ dễ gây tiểu đêm, làm mất ngủ, đồng thời axit có trong cam sẽ tấn công và làm mòn men răng.
- Tránh uống nước cam sau khi no: Dạ dày sau khi ăn no đã hoạt động hết công suất, vì vậy việc uống thêm một ly nước cam sẽ làm gia tăng áp lực cho dạ dày, dễ gây khó chịu và tức bụng.
- Không uống nước cam sau khi đánh răng: Do trong cam có chứa chất axit dễ bám lên răng và dưới tác động chà xát của bàn chải sẽ làm cho men răng bị tổn thương nặng.
Lưu ý cần nhớ khi uống nước cam
Nên uống nước cam vào lúc nào là tốt nhất?
Nên uống nước cam khi nào là tốt nhất? Theo các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh, thời điểm tốt nhất để dùng nước cam ép là sau bữa ăn sáng hoặc sau ăn trưa 1 – 2 tiếng. Đặc biệt, bạn nên uống nước cam mới vừa vắt xong để bổ sung đủ giá trị dinh dưỡng, nhất là hàm lượng vitamin C cho cơ thể.
Lượng nước cam khuyến nghị tiêu thụ mỗi ngày
Xem thêm : Nước vôi trong là gì? Công thức hóa học và tác dụng của nước vôi trong
Liều lượng nước cam khuyến nghị tiêu thụ mỗi ngày có thể thay đổi tùy theo từng đối tượng, cụ thể:
- Đối với trẻ em: Chỉ nên uống lượng nước vắt ra từ ½ trái cam mỗi ngày.
- Đối với người trưởng thành: Chỉ nên uống tối đa 200ml. Nếu vượt quá lượng này sẽ gây tình trạng thừa vitamin C làm ảnh hưởng đến cơ thể.
- Đối với phụ nữ mang thai: Trong thời điểm này, cơ thể sẽ cần tới 80mg vitamin C, vì vậy, bạn có thể tăng lượng nước cam trong ngày nhưng nên chia thành nhiều lần uống.
Lượng nước cam khuyến nghị tiêu thụ mỗi ngày
Những trường hợp không nên sử dụng nước cam
Việc lạm dụng nước cam quá mức hoặc những người không nên uống mà vẫn uống sẽ gây nên những ảnh hưởng đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu mặt trái nguy hiểm của nước cam trong các trường hợp sau đây.
- Người bị viêm tuyến tụy, viêm loét tá tràng, viêm loét dạ dày: Nên hạn chế uống loại nước này để tránh tình trạng tích tụ axit trong dạ dày, dẫn đến ợ nóng và nặng hơn là bị viêm loét dạ dày.
- Người bị bệnh thận: Hạn chế uống nước cam vì sẽ làm lắng đọng sỏi thận và sỏi tiết niệu.
- Người đang dùng thuốc kháng sinh: Nếu sử dụng nước cam sẽ làm hỏng cấu trúc của thuốc, gây suy giảm tác dụng thuốc.
- Người bị tiểu đường: Đối với người bị tiểu đường có thể uống nước cam, tuy nhiên nên cân bằng giữa lượng đường và axit sao cho phù hợp.
Những thực phẩm không nên dùng chung với nước cam
Để phát huy hết tác dụng từ nước ép cam đồng nghĩa với việc bạn cần tránh dùng chung nước cam với các loại thực phẩm sau đây:
- Không dùng nước cam với sữa: Vì sẽ làm rối loạn tiêu hóa, gây nên các triệu chứng như tiêu chảy, chướng bụng hoặc đau bụng,…
- Tránh dùng nước cam ép với củ cải: Dễ sinh ra chất axit ferulic cùng với axit hydroxyl, làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
Qua nội dung bài viết trên, hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về những lợi ích của nước cam đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, ngoài việc quan tâm đến công dụng, bạn hãy chú ý việc uống nước cam đúng cách để bảo đảm sức khỏe cho cơ thể và gia đình mình nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
Kombucha: Thức uống lên men giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe
Uống nước ép: 5 loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe và những điều nên tránh
Chè dưỡng nhan: Bí quyết làm đẹp, bồi bổ sức khỏe đến từ thiên nhiên
Sữa đậu nành bao nhiêu calo? Uống có béo không?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp