Cây sâm đất còn được gọi với các tên khác như sâm mồng tơi, sâm thổ Cao Ly, đông dương sâm, sâm thảo, giả nhân sâm… Nó có tên khoa học là Talinum fruticosum, thuộc họ rau sam, nhưng với công dụng và lợi ích mang lại cho sức khỏe mà cây này được dân gian đặt tên là sâm đất.
Đặc điểm
Bạn đang xem: Rau sâm đất có tác dụng gì?
Về thân cây: Thường mọc đứng với phần thân nhẵn và phân thành nhiều nhánh.
Về lá cây: Mọc so le, có hình trái xoan thuôn hay hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn. Phiến lá dày, hơi mập và bóng cả hai mặt, mép lá có hình dạng như lượn sóng.
Về hoa: Đặc điểm đặc trưng là hoa thường nhỏ, màu hồng tím. Thường xếp thành chùm thưa ở ngọn và các nhánh, chiều dài khoảng 30cm. Thời điểm ra hoa vào tháng 6-7.
Về quả và hạt: Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro hay màu sẫm như quả của cây rau mùng tơi. Hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh. Thời điểm ra quả vào khoảng tháng 9-10.
Xem thêm : Bính Thìn 1976 mệnh gì? Hợp với tuổi gì, màu gì?
Khu vực phân bố
Sâm đất có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ, sau đó du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 1909, cây chủ yếu là mọc thành cây hoang, phát triển tự nhiên.
Ở nước ta, nó sinh trưởng và phát triển khắp các vùng miền trên cả nước. Cây thường phân bố nhiều ở các tỉnh trung du miền núi và người dân tại đây thường dùng loại cây này để làm thức ăn hàng ngày. Tại Trung Quốc, củ của cây sâm đất được bào chế để làm thuốc bổ. Ngoài ra, cảnh bởi cây dễ chăm sóc, đặc biệt là hoa rất đẹp nên cây sâm đất còn được dùng làm cây cảnh.
Bộ phận dùng
Tất cả các bộ phận của cây bao gồm lá thân và củ đều được sử dụng.
Cách thu hái
Xem thêm : CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
Với đặc tính ưa đất ẩm nhưng nhiều ánh nắng, rất dễ trồng nên có thể thu hoạch cây sâm đất quanh năm để nấu canh ăn hàng ngày hay phơi khô bảo quản dùng dần để làm thuốc bổ, điều trị ho. Ngoài ra, còn có thể trồng sâm đất trong các chậu kiểng vì cây cho hoa bé xinh, phớt hồng rất đẹp.
Thành phần hóa học
Trong cây sâm đất có chứa hoạt chất pectin, và một số hoạt chất khác.
Tính vị
Sâm đất có vị ngọt và tính bình. Tác động vào hai kinh là tâm và phế.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp