Ăn yến sào có béo không? 3 thời điểm ăn yến sào không sợ tăng cân

Yến sào được coi là một loại thần dược của phương Đông với nhiều giá trị về mặt dược liệu cũng như thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng liệu lượng dưỡng chất khổng lồ này có đi kèm với chỉ số calo cao không. “Ăn yến sào có béo không?” cũng chính là câu hỏi được nhiều người đang theo đuổi chế độ dinh dưỡng ăn kiêng nghiêm ngặt quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thành phần dinh dưỡng của yến sào

Nhiều nghiên cứu đã tìm ra 31 nguyên tố chính làm nên thành phần dinh dưỡng to lớn có trong yến sào. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là lượng protein, chiếm khoảng 50 – 60%. Đây là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Thành phần axit aspartic cũng được nhắc đến rất nhiều bởi những lợi ích tuyệt vời của nó đối với hệ miễn dịch. Nó kích thích sự sản sinh của các kháng thể khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Về lâu dài, sức đề kháng của con người sẽ được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, hợp chất threonine cũng có những tác động tích cực đến lá gan của bạn. Threonine sẽ hỗ trợ quá trình hấp thu dưỡng chất. Đồng thời, thành phần này kết hợp với isoleucine và fructose sẽ phục hồi sức khỏe cho những người có sức khỏe yếu hoặc mới ốm dậy.

Ăn yến sào có béo không?

Như đã thấy ở trên, trong các sợi yến không có bất cứ chất béo nào. Hơn nữa, lượng calo trong yến sào khá ít, chỉ khoảng 300 calo/100g. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ăn yến sào hàng ngày mà không lo bị dư thừa mỡ xấu dưới da và cholesterol xấu.

Đối với những người gầy yếu, suy dinh dưỡng, ăn yến sào có béo không? Yến sào sẽ hỗ trợ tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn. Vì vậy, nếu kết hợp hài hòa chế độ dinh dưỡng đầy đủ, kết hợp với ăn yến sào thường xuyên, người bệnh sẽ tăng cân nhanh chóng.

Ăn yến sào thế nào cho đúng?

Trên thực tế, ăn quá nhiều yến sào cũng không phải là tốt vì nó sẽ gây quá tải chất dinh dưỡng. Ngược lại, thi thoảng mới ăn yến sào hoặc ăn với lượng quá ít cũng không đủ để tạo ra các thay đổi rõ rệt. Vì vậy, để tối đa hóa tác dụng của yến sào, bạn nên tham khảo liều lượng hợp lý như sau:

  • Trẻ từ 1 – 12 tuổi nên ăn khoảng 3g yến sào khô/lần.
  • Trẻ vị thành niên và người lớn nên ăn từ 5 – 10g yến sào/lần.
  • Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4 – 7 có thể ăn trung bình 100g, sử dụng đều đặn 7g/lần. Đối với phụ nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi, bạn nên giảm bớt lượng calo xuống khoảng 70g/tháng, mỗi lần dùng khoảng 5g.
  • Người lớn tuổi, người có sức đề kháng yếu hoặc mới ốm dậy nên ăn khoảng 10g/ngày để bồi bổ sức khỏe nhanh chóng.

Tốt nhất, bạn nên duy trì thói quen này 2 lần/tuần, liên tục trong 2 – 3 tháng để thấy được sự thay đổi rõ rệt.

Nên ăn yến sào vào thời điểm nào?

Ăn yến sào có béo không? Ăn yến sào không béo nhưng nếu ăn không đúng thời điểm, bạn rất dễ bị chướng bụng, đầy hơi, thậm chí là tiêu chảy. Dưới đây là 3 thời điểm vàng mà bạn nên ăn tổ yến:

Sáng sớm

Sau một giấc ngủ dài, cơ thể đã cạn dần năng lượng và cần thêm năng lượng để bắt đầu ngày dài. Đây là thời điểm hợp lý để bạn thưởng thức một bát yến sào chưng đường phèn, vừa giúp tinh thần sảng khoái, có được một cơ thể tràn đầy năng lượng.

Trước khi đi ngủ

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn yến sào khoảng 30 – 45 phút trước khi đi ngủ. Lúc này, dạ dày đã tiêu hóa gần hết thức ăn nên có thể dễ dàng hấp thụ thêm các chất dinh dưỡng khác.

Giữa hai bữa chính

Nhiều người thường cảm thấy đói trong khoảng thời gian giữa hai bữa chính. Tốt nhất, bạn nên ăn yến sào lúc 15 – 17 giờ chiều. Ăn yến sào vào thời điểm này sẽ nhanh chóng xóa tan đi cơn mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình làm việc và học tập.

Đối tượng nào không ăn yến sào?

Yến sào rất lành tính nhưng nếu sử dụng không đúng cách, những đối tượng sau có thể sẽ mắc phải những tác dụng phụ nguy hiểm của loại thực phẩm này. Đó là:

  • Trẻ nhỏ dưới 7 tháng tuổi hoặc người có hệ tiêu hóa kém;
  • Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng hoặc sau sinh;
  • Người bị sốt cao, cảm mạo;
  • Người mắc các bệnh viêm nhiễm như: Viêm da, viêm khớp, viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tuyến tiền liệt.

Tóm lại, ăn yến sào có béo không? Yến sào không chứa chất béo khó bão hòa nên không gây dư thừa mỡ xấu và cholesterol xấu. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn nên duy trì thói quen sử dụng tổ yến thường xuyên để bồi bổ cho bản thân và các thành viên trong gia đình nhé!

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp