Chuối hột từ lâu được nhiều người truyền tai nhau về vô số tác dụng, vậy chuối hột ngâm rượu có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của chuối hột
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, cây chuối hột rừng tại Việt Nam mọc khá nhiều ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc. Tên khoa học của loại cây này là Musa acuminata nằm trong họ Musaceae (các giống chuối nói chung).
Bạn đang xem: Chuối hột ngâm rượu có tác dụng gì?
Chiều cao của mỗi cây chuối hột dao động trong khoảng 3m đến 4m. Phần phiến lá tương đối dài, mặt bên dưới của lá có thể làm màu xanh hoặc màu tía, phần cuống xanh hay kèm theo sọc.
Hoa chuối hột rừng mọc trên phần đỉnh, mọc tương đối thẳng chứ không chũi xuống như chuối ăn quả thông thường. Hoa có màu đỏ thẫm. Quả thường xen lẫn với phần hoa, số lượng nải chuối hiếm khi vượt quá 10 nải, phần mo chuối hướng lên trên.
Quả chuối khá to nhưng nhiều hạt, kích thước mỗi hạt dao động từ 4mm đến 5mm. Vì hạt chuối to và xếp dày nên thịt của chuối hột ít hơn chuối bình thường.
Chuối hột rừng tại nước ta gồm 2 loại, gồm chuối hạt to và chuối hạt nhỏ. Trong đó, chuối hạt nhỏ được dùng nhiều hơn. Bạn có thể dùng tươi hoặc dùng khô.
Mỗi bộ phận của chuối hột có tác dụng riêng, trong nội dung dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra những tác dụng của quả chuối hột vỏ chuối và hạt chuối.
Quả chuối hột
Quả chuối hột rừng nổi tiếng với tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận và một số loại sỏi tiết niệu khác như sỏi trong bàng quang, sỏi niệu đạo.
Xem thêm : Cá lau kiếng kiểng và những lợi ích có thể bạn chưa biết
Hàng ngày, mọi người có thể uống nước hoa chuối hột để loại bỏ đi phần axit uric. Ngoài ra quả chuối khô còn có nhiều tác dụng khác như:
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày.
- Hỗ trợ đường ruột, hạn chế tình trạng táo bón.
- Giảm dấu hiệu đau nhức vai gáy, giảm sưng, giảm đau nhức xương khớp.
- Kết hợp thêm cùng quế chi, chuối hột còn làm giảm rõ rệt triệu chứng đau bụng kinh ở nữ giới.
Hạt chuối
Hạt chuối của cây chuối rừng chính là bộ phận sở hữu nhiều dược tính nhất. Bên ngoài của hạt thì màu đen, nhưng bên trong lại màu trắng. Muốn lấy hạt chuối, bạn chờ đến khi chuối chín. Phần hạt này thích hợp sử dụng để ngâm rượu sử dụng hàng ngày.
Bạn có ngâm hạt chuối cùng với rượu 40 độ và dùng trong khoảng 10 ngày. Loại rượu này giúp giảm đau, giảm sưng và chữa đau nhức khá tốt.
Bên cạnh đó, hạt chuối khi tán mịn thành bột dùng với nước sôi có thể hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu. Ví dụ như sỏi thận và sỏi bàng quang.
Vỏ chuối
Vỏ của chuối hột khá dày, bạn không nên vứt bỏ đi trong quá trình sử dụng. Vì nếu biết kết hợp với một vài nguyên liệu khác, vỏ chuối sẽ hỗ trợ điều trị chứng đau bụng kinh, trị tiêu chảy, trị kiết lị rất hiệu quả.
Chuối hột ngâm rượu có tác dụng gì?
Chuối hột ngâm rượu có thể trị được một số bệnh như đau lưng, nhức mỏi, sỏi thận… song ngâm phải đúng cách thì công dụng mới tốt.
Xem thêm : Trồng cây mộc hương trước nhà sao cho đúng?
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời dược sĩ Võ Hùng Mạnh, Trưởng khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Định cho biết, chuối hột ngâm rượu có thể trị được một số bệnh như đau lưng, nhức mỏi, sỏi thận… song ngâm phải đúng cách thì công dụng mới tốt. Trước hết là chọn rượu ngon 42-47 độ, chuối vừa chín tới.
Bài thuốc chuối hột được dân gian lưu truyền và sử dụng song không phải ai cũng biết ngâm đúng cách.
Theo dược sĩ Hùng Mạnh, ngâm rượu chuối đúng cách phải theo các bước sau:
– Chọn loại rượu gạo để ngâm có nồng độ 42-47 độ là thơm ngon nhất. Nồng độ rượu không cần phải quá cao nhưng không được thấp dưới 40 độ. Chuối ngâm rượu phải là chuối mới chín tới, được rửa sạch sẽ, bóc vỏ, xắt lát và phơi khô.
Chuối cắt lát mỏng gần một cm, không nên thái mỏng quá vì khi sao phơi ở nhiệt độ cao dễ khiến cho lát chuối sinh ra nhiều vụn.
– Phơi chuối khoảng 5-7 nắng, khi thấy dấu hiệu vết rạn nứt to của lát chuối là được. Dùng nước sôi rửa sạch lát chuối đã được phơi nắng với mục đích tẩy những bụi bẩn trong quá trình phơi, sau đó để ở nơi thoáng mát cho ráo nước.
Để nguội lát chuối hột rồi cho vào chum đựng rượu hoặc bình thủy tinh với tỷ lệ 1:4 so với bình rượu, tức là một phần chuối và 4 phần rượu.
– Đổ rượu vào chum sành có chuối hột ở bên trong, bịt kín và đặt trong nhà ở nơi có nhiệt độ ổn định 20-25 độ, khoảng 90-120 ngày là có thể dùng được.
Rượu chuối hột sau khi ngâm cũng lưu ý khi sử dụng. Rượu chuối hột được xem là thuốc trị bệnh nên không thể uống nhiều cũng lúc. Cách tốt nhất là nên uống một chén nhỏ trước mỗi bữa ăn cơm.
Loại rượu này làm thuốc nên thường phát huy công dụng khá muộn 3-6 tháng, tác dụng của nó cũng khá muộn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp