Đậu nành được ví như một thực phẩm “quốc dân” bởi vừa có thể dùng để chế biến món ăn, vừa có thể dùng làm đồ uống. Các sản phẩm từ đậu nành phù hợp với cả người ăn mặn và người ăn chay. Món sữa đậu nành thơm ngon, béo ngậy, dễ uống cũng được mọi lứa tuổi yêu thích. Bạn đã biết cách làm sữa đậu nành chưa?
- Phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
- Cảnh quan tự nhiên và kiến trúc cảnh quan
- Mua kem đánh răng ngọc châu ở đâu giá bao nhiêu tiền
- Canh trứng cà chua bao nhiêu calo? Thực đơn giảm cân bằng trứng cà chua trong 3 ngày
- Tất tần tật các yếu tố quyết định đến giá cả hàng hóa
Lợi ích khi uống sữa đậu nành thường xuyên
Đậu nành tuy chỉ là một loài thực vật nhưng lại mang giá trị dinh dưỡng cao và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trước hết, nó được biết đến như một nguồn cung cấp protein thực vật dồi dào. Hàm lượng protein thậm chí có thể chiếm đến 50% trong lượng của đậu nành.
Bạn đang xem: Uống sữa đậu nành mỗi ngày có tốt không? Cách làm sữa đậu nành đơn giản tại nhà
Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của đậu nành còn có hàm lượng khá cao chất béo. Đây là lý do người ta thường dùng nó để sản xuất dầu đậu nành. Tuy nhiên, chỉ một lượng nhỏ chất béo của đậu nành là chất béo bão hòa. Phần lớn chúng là những chất béo không bão hòa như omega-3, omega-6 tốt cho sức khỏe.
Các nhà khoa học còn tìm thấy trong thành phần dinh dưỡng của đậu nành có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như: Vitamin B9, vitamin K, vitamin B1, đồng, kẽm, mangan, phốt pho và các chất chống oxy hóa.
Xem thêm : Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp là gì? Sự phối hợp giữa 3 cơ quan?
Uống sữa đậu nành có tốt không? Nếu bạn chưa hiểu lý do vì sao mình nên học ngay cách làm sữa đậu nành, cùng tìm hiểu một số công dụng của loại sữa này nhé!
- Sữa đậu nành không chứa cholesterol đồng thời các chất béo không bão hòa của nó có thể ngăn chặn sự vận chuyển cholesterol vào máu. Nhờ đó, nó có thể giúp giảm cholesterol trong máu. Và cũng từ đó bạn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch vành.
- Các chất chống oxy hóa và các acid béo không bão hòa như omega-3 và omega-6 trong đậu nành giúp phòng ngừa xuất huyết và tổn thương mạch máu. Nó cũng giúp cải thiện khả năng đàn hồi của mạch máu.
- Nếu muốn giảm cân lành mạnh, bạn nhất định nên thêm sữa đậu nành vào thực đơn của mình. Loại sữa này có chỉ số đường huyết thấp, ít đường, không chứa kem. Hơn nữa, các acid béo trong sữa còn có thể ngăn chặn hấp thu chất béo.
- Hormone thực vật có tên phytoestrogen trong loại sữa này có tác dụng làm giảm hormone testosterone nam giới. Nhờ đó có thể giúp giảm nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt.
- Phytoestrogen trong sữa đậu nành cũng là nguồn bổ sung hormone estrogen ở nữ giới. Nó có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu của tiền mãn kinh, cải thiện sinh lý nữ giới.
- Phytoestrogen thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi của cơ thể nên nó có thể giúp chúng ta phòng ngừa loãng xương.
- Chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan trong sữa đậu nành giúp cải thiện sức khỏe đường ruột.
Cách làm sữa đậu nành tại nhà
Cách làm sữa đậu nành với máy xay sinh tố
Bạn sẽ bắt đầu cách làm sữa đậu nành với các nguyên liệu gồm:
- 200g hạt đậu nành chất lượng, không có dấu hiệu mốc hỏng;
- 50g lá dứa tươi để tạo mùi thơm cho sữa;
- Một chút sữa đặc để tạo vị ngọt nhẹ;
- Một chút muối.
Quy trình làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố như sau:
- Đậu nành sau khi mua về cần rửa nhiều lần với nước cho sạch, sau đó ngâm qua đêm. Thời gian lý tưởng là từ 12 – 16 tiếng.
- Sau thời gian ngâm, bạn mang đậu đi rửa sạch lại và loại bỏ phần vỏ bị bong ra khỏi hạt.
- Lá dứa cần rửa sạch, để ráo nước.
- Bạn cho hạt đậu nành đã sơ chế sạch vào máy xay và cho thêm nước. Bạn bật chế độ xay thích hợp và xay đến khi hỗn hợp đậu và nước sánh mịn.
- Dùng rây lọc đậu nành đã xay để loại bỏ bớt phần bã. Việc này giúp sữa sau khi nấu sánh mịn hơn. Bạn có thể lọc qua rây 2 – 3 lần để đảm bảo độ mịn cho sữa.
- Nước đậu sau khi lọc bạn cho vào nồi, cho lá dứa vào và nấu trên lửa nhỏ. Đến khi nồi sữa đậu sôi, bạn cho thêm một chút xíu muối và sữa đặc để sữa thêm đậm vị.
- Sữa đậu nành kể từ khi sôi nhẹ, bạn nấu khoảng 30 phút là có thể tắt bếp.
Cách làm sữa đậu nành với máy làm sữa hạt chuyên dụng
Nếu gia đình có máy làm sữa hạt chuyên dụng, bạn có thể thử cách làm sữa đậu nành với hạt điều như sau:
Xem thêm : Giấy khai sinh bản chính có làm lại được không?
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
- 30g đậu nành ngon, không mốc hỏng;
- 30g hạt điều tươi, bạn có thể mua loại tách vỏ sẵn để thuận tiện cho việc sử dụng;
- 50g lá dứa tươi;
- Một chút đường và muối.
Cách chế biến sữa đậu hạt điều như sau:
- Đậu nành sau khi rửa sạch nhiều lần cần ngâm qua đêm để hạt đậu nở và dễ dàng loại bỏ phần vỏ. Sau khi ngâm khoảng 12 tiếng, bạn chỉ cần dùng tay bóp nhẹ là có thể loại bỏ vỏ đậu.
- Hạt điều cũng cần ngâm trong nước từ 4 – 6 tiếng, sau đó rửa sạch và để ráo nước.
- Bạn cho cả hai nguyên liệu trên cùng 1,2 lít nước lọc và một chút xíu muối vào máy làm sữa và chọn chế độ nấu sữa đậu nành.
- Khi nấu được khoảng 25 phút, bạn mở nắp cho thêm lá dứa rồi đậy nắp lại nấu thêm khoảng 5 phút nữa là được. Cuối cùng, bạn có thể cho thêm một chút xíu đường hoặc sữa đặc để sữa ngọt thơm dễ uống hơn nhé!
Làm sữa đậu nành là một trong những cách làm sữa hạt đơn giản nhất. Ngay hôm nay bạn đã có thể trổ tài và chiêu đãi cả gia đình món sữa thơm ngon, bổ dưỡng này rồi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, axit phytic trong đậu nành có thể ức chế sự hấp thụ kẽm và sắt. Vì vậy bạn không nên uống quá nhiều nhé! Những ai bị thiếu sắt hay thiếu kẽm cũng không nên uống loại sữa này. Đặc biệt, protein trong đậu nành cũng có thể gây dị ứng với một số người. Chất xơ trong đậu nành cũng có thể là thủ phạm gây đầy hơi.
Dù sữa đậu nành rất tốt và cách làm sữa đậu nành không khó, bạn cũng không nên lạm dụng. Mỗi ngày chỉ cần uống 1 ly sữa đậu nành thôi là đã cực kỳ tốt cho sức khỏe rồi đấy!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp