Không ít mẹ gặp khó khăn trong việc cho trẻ ăn uống. Vì vậy, mẹ thường chiều theo ý muốn của trẻ để con ăn được nhanh hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Vậy cho trẻ vừa ăn cơm vừa uống sữa có tốt không? Nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ chi tiết hơn cho mẹ. Mời mẹ đồng hành cùng Hismart để biết thêm thông tin quan trọng này nhé!
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ vừa ăn cơm vừa uống sữa là KHÔNG TỐT. Bởi những lý do có thể kể đến như sau:
Bạn đang xem: Trẻ Vừa Ăn Cơm Vừa Uống Sữa Có Tốt Không – Lời Khuyên Từ Chuyên Gia
Trẻ không cảm nhận được mùi vị thơm ngon của cả cơm và sữa – Vừa ăn cơm vừa uống sữa có tốt không?
Việc để trẻ vừa ăn cơm vừa uống sữa sẽ khiến vị giác của trẻ bị rối loạn. Trong khi sữa thường có vị ngọt thanh thì hầu hết các món ăn lại có vị mặn. Từ đó, bé sẽ không cảm nhận hương vị của các món ăn mẹ đã chuẩn bị. Khi bé không định hình được những mùi vị này, lần sau bé sẽ không nhớ đến món ăn. Từ đó, mẹ rất khó để kích thích bé ăn cơm ngon lành hơn.
Không những thế, việc ăn cơm và uống sữa chung khiến bé mau no. Do vậy, bé không thể ăn hết lượng cơm cần thiết cho một bữa ăn bình thường.
Trẻ bị khó tiêu hóa
Mục đích của hầu hết các mẹ là cho bé thường xuyên uống sữa khi ăn là để giúp bé dễ nuốt, kết thúc bữa ăn nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, đây lại chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ càng khó tiêu hóa thức ăn. Lý do là bởi lượng nước trong sữa sẽ nhanh chóng cùng cơm trôi xuống dạ dày. Và làm loãng dịch vị dạ dày (các enzyme pepsin…). Điều này khiến dạ dày phải co bóp cật lực mà vẫn không thể tiêu hóa hết thức ăn cho trẻ.
>> Xem thêm: Sữa Nào Mát Không Táo Bón Cho Trẻ – Mẹ Đã Biết?
Trẻ kém hấp thu – Vừa ăn cơm vừa uống sữa có tốt không
Khi cho trẻ vừa ăn cơm, vừa uống sữa sẽ khiến trẻ lười nhai hơn. Từ đó, trẻ nhai không kỹ và nuốt nhiều thực phẩm dạng thô hơn. Và trẻ sẽ kém hấp thu dinh dưỡng tại ruột, đồng thời gây hại cho dạ dày. Không những thế, các thành phần trong sữa và cơm có thể khiến bé dư thừa lượng chất khi tiếp nhận quá nhiều cùng lúc.
Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân
Ít ai biết rằng, thói quen cho trẻ vừa ăn cơm vừa uống sữa tưởng chừng vô hại nhưng lại vô cùng nguy hiểm với con. Một trong những tác hại lớn nhất đó chính là hình thành cho bé một thói quen lười ăn, chậm lớn. Theo các bác sĩ chuyên gia, khi trẻ thực hiện hoạt động nhai thực phẩm, cơ thể sẽ đưa báo hiệu kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị. Và kích thích khả năng thèm ăn thêm ở trẻ.
Tuy nhiên, nếu trẻ không nhai mà chủ yếu là nuốt luôn khi có nước sữa, dạ dày sẽ không hoặc rất ít tiết ra dịch vị. Điều này càng khiến trẻ mất độ ngon miệng khi ăn. Trẻ cũng không còn cảm giác thèm ăn và dẫn tới biếng ăn tâm lý nhiều hơn. Thói quen này diễn ra lâu dài sẽ dẫn tới chậm lớn, suy dinh dưỡng ở trẻ.
Chậm phát triển cơ hàm – Vừa ăn cơm vừa uống sữa có tốt không
Xem thêm : Cây trạng nguyên hợp tuổi nào?
Từ 6 – 8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn tập ăn dặm. Lúc này, trẻ được khuyến khích cho ăn thực phẩm mềm lỏng để dễ thích nghi với thức ăn thô và dễ tiêu hóa hơn. Sang giai đoạn từ 10 – 12 tháng tuổi, trẻ có thể chuyển dần từ độ thô ít tới độ thô nhiều. Và sau khi tròn 12 tháng tuổi, trẻ còn có thể ăn nhiều loại thực phẩm thô cứng hơn. Khi trẻ được 16 tháng tuổi, cũng là lúc trẻ có thể ăn cơm với các món ăn như người lớn. Nhờ vậy, cơ hàm của trẻ cũng sẽ cần phát triển mạnh mẽ để có thích ứng với chức năng ăn nhai thực phẩm.
Tuy nhiên, vì một số lý do đặc biệt, các mẹ đã bỏ qua quá trình này. Bé nhà mẹ dù đã được 1 tuổi nhưng vẫn phải ăn thực phẩm loãng, mềm. Bé cũng chưa biết cách xử lý với thực phẩm thô. Và mẹ vẫn phải cho bé ăn cháo xay hoặc cho bé vừa ăn cơm vừa uống sữa. Do vậy, khiến cơ hàm phát triển chậm hơn hẳn. Về lâu dài, trẻ sẽ bị ảnh hưởng khiến hàm yếu, chậm ăn thô và thiếu dưỡng chất.
>> Xem thêm: Những Lưu Ý Khi Dùng Sữa Tăng Cân Cho Be 3 Tuổi Mẹ Cần Biết
Trẻ nên uống sữa như thế nào cho đúng?
Như vậy, mẹ đã biết được việc vừa ăn cơm vừa uống sữa có tốt không cho trẻ rồi. Thay vì cho trẻ vừa ăn cơm vừa uống sữa, mẹ cần chú ý:
Khuyến khích bé ăn nhai thực phẩm riêng. Và không để bé được sử dụng sữa trong quá trình ăn uống.
Mẹ nên bổ sung sữa vào các bữa phụ riêng biệt cho bé. Cụ thể là sau bữa sáng, bữa chiều và trước bữa tối chính của bé khoảng 3 giờ đồng hồ.
Không nên cho bé uống sữa ngay sau khi ăn. Hãy để bé nghỉ ngơi khoảng 10 phút. Điều này giúp bé tránh được việc pha loãng dịch vị dạ dày, tiêu hóa thức ăn chậm, đầy bụng và khó tiêu.
Ngoài sữa, mẹ có thể cho bé uống thêm nước, nước hoa quả và nước lọc. Lượng nước trung bình 1 ngày bé nên uống là khoảng 100ml/kg trọng lượng cơ thể/ ngày.
HISMART – SỮA NEWZEALAND KHÔNG DẬY THÌ SỚM
Được nhập khẩu 100% từ New Zealand.
Xem thêm : Baking Soda Là Gì? Công Dụng Baking Soda?
Nói không với các loại hormone sinh trưởng công nghiệp trong chăn nuôi bò, không gây dậy thì sớm.
Công thức tổng hợp cân đối 40 dưỡng chất với 25 vitamin, khoáng chất giúp bé cao lớn hơn, thông minh hơn.
Hismart mang tới nguồn dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp bé phát triển chiều cao, thị giác nhanh nhạy, hệ răng, xương chắc khỏe.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hotline: 1900.055.569 – 097 960 5277
Fanpage: https://www.facebook.com/hismart.milk
Email: cskh@blh.com.vn
Shopee: https://shopee.vn/hismartmilk
Lazada: https://www.lazada.vn/shop/hismart-milk-/
Sendo: https://www.sendo.vn/shop/hismart-milk
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp