Thuốc kháng sinh nên uống mấy ngày thì dừng?

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tình trạng kháng thuốc kháng sinh thì người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thuốc kháng sinh phải được sử dụng theo đơn của bác sĩ. Khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm, không có nghĩa là tất cả vi khuẩn đã bị tiêu diệt, vi khuẩn còn sót lại có thể khiến bệnh bùng phát trở lại, vì vậy việc sử dụng kháng sinh đủ số ngày là vô cùng quan trọng.
  • Không được vứt bỏ thuốc kháng sinh bằng cách đổ xuống cống hoặc xả xuống bồn cầu, điều đó có thể gây hại cho môi trường và góp phần vào sự kháng thuốc của vi khuẩn.
  • Thuốc kháng sinh thường được uống với nước hoặc với nước trái cây. Các sản phẩm từ sữa (bao gồm sữa cũng như bơ, sữa chua và pho mát) hoặc rượu có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể hấp thụ một số loại thuốc, vì vậy người bệnh có thể cần đợi đến 3 giờ trước khi ăn hoặc uống bất kỳ sản phẩm sữa nào. Nước bưởi và thực phẩm chức năng có chứa khoáng chất như canxi cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh.
  • Một số loại thuốc kháng sinh cần dùng vào cùng một thời điểm trong ngày, một số loại khác dùng trước, cùng hoặc sau bữa ăn. Ví dụ: nếu người bệnh được chỉ định dùng thuốc 3 lần một ngày thì thuốc nên được dùng vào những thời điểm đã định để tác dụng được trải đều trong suốt quá trình điều trị (khoảng thời gian thông thường là 6 giờ sáng, 2 giờ chiều và 10 giờ tối đối với một loại thuốc kháng sinh cần uống mỗi 8 giờ một lần).
  • Thuốc kháng sinh có thể tương tác với các loại thuốc khác như: một số chất làm loãng máu và thuốc kháng axit.
  • Một số loại thuốc kháng sinh có thể làm cho thuốc tránh thai kém hiệu quả hơn.

Thuốc kháng sinh có công dụng điều trị các bệnh lý nhiễm trùng, tuy nhiên thuốc kháng sinh cũng là “con dao 2 lưỡi” nếu người bệnh không sử dụng đúng cách. Vì thế, để đảm bảo an toàn thì người bệnh nên uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn, tránh lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh bừa bãi gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh.