Đã uống thuốc tránh thai nhưng vẫn "dính bầu", vì sao?

Dùng thuốc tránh thai là một biện pháp tránh thai được khá nhiều phụ nữ lựa chọn. Thuốc tránh thai có tác dụng ngăn cản sự tiếp xúc của tinh trùng với trứng, nó có chứa hormon ngăn cản sự rụng trứng của phụ nữ, làm co thắt cổ tử cung khiến trứng không thể làm tổ… Ngoài ra, thuốc tránh thai còn sử dụng để điều hòa kinh nguyệt.

Thuốc tránh thai có nhiều loại. Tùy theo cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai mà người ta phân loại thuốc tránh thai như sau:

  • Thuốc ức chế buồng trứng rụng trứng: Thuốc tránh thai có chứa hormon sinh dục từ bên ngoài đưa vào cơ thể, giúp ức chế cơ thể tiết ra ovestrin để từ đó ức chế sự điều tiết ra FSH và metakentrin, đồng thời dẫn tới việc ức chế buồng trứng rụng trứng giúp tránh thai.
  • Thuốc làm biến đổi niêm dịch ở cổ tử cung: Chứa progestin khiến tuyến thể ở cổ tử cung bị ảnh hưởng trở nên đặc dính, làm cho tinh trùng không đi qua được và không gặp trứng,.
  • Thuốc làm thay đổi hình thái màng trong tử cung: Thuốc tránh thai chứa progestin và estrogen từ bên ngoài đưa vào và không có tính quy luật giống progestin và estrogen như cơ thể sản xuất ra trong thời kỳ kinh nguyệt bình thường, điều này khiến màng trong tử cung phát dục không tốt khiến trứng không thể làm tổ trong tử cung được.
  • Thuốc tránh thai hàng ngày: Đây là loại thuốc tránh thai phổ biến nhất, mỗi hộp liều đủ dùng trong 21 ngày, có chứa thành phần tránh thai hiệu quả, ngoài ra còn có loại có thêm 7 viên nữa là loại thuốc tránh thai 28 viên. Nhưng 7 viên này chỉ là viên kết hợp hỗ trợ chỉ chứa đường hoặc sinh tố sắt chứ không chứa thành phần tránh thai.
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp: Là loại thuốc dành cho việc phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn khi không kịp dùng biện pháp bảo vệ, thường sử dụng có hiệu quả trong vòng 72 giờ sau quan hệ.