Vai trò của công nghiệp đối với nền kinh tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

MÔN: KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI:

VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP VỚI NỀN KINH TẾ

HỌ VÀ TÊN : VƯƠNG TRẦN HOÀI DIỄM

MSSV : 030838220022

LỚP HỌC PHẦN : ES305_222_1_D

GV HƯỚNG DẪN : LÊ KIÊN CƯỜNG

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG…………………………………………………………….

NỘI DUNG:…………………………………………………………………………………………….

1. Khái niệm ngành công nghiệp:………………………………………………………

2. Những đặc điểm của công nghiệp………………………………………………….

2. Công nghiệp rất đa dạng……………………………………………………………
  • MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG…………………………………………………………….

  • NỘI DUNG:…………………………………………………………………………………………….

      1. Khái niệm ngành công nghiệp:………………………………………………………
      1. Những đặc điểm của công nghiệp………………………………………………….
        1. Công nghiệp rất đa dạng……………………………………………………………
        1. Công nghiệp có tính tập trung cao độ………………………………………….
        1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp…………………………..
        1. Sự khác biệt giữa ngành công nghiệp với các ngành khác……………..
      1. Vai trò của công nghiệp đối với nền kinh tế……………………………………
      • xuất 3. Công nghiệp cung cấp khối lượng lớn hàng hóa cho đời sống và sản
      • quả kinh tế – xã hội…………………………………………………………………………….. 3. Công nghiệp đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu
        1. Công nghiệp thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác………………..
      • làm ………………………………………………………………………………………………. 3. Công nghiệp làm thay đổi phân công lao động, giải quyết vấn đề việc
      • giữa các vùng……………………………………………………………………………………. 3. Công nghiệp thúc đẩy đô thị hóa, cân bằng trình độ phát triển kinh tế
      1. Tìm hiểu thực trạng nền công nghiệp…………………………………………….
      • nào? ………………………………………………………………………………………………. 4. Các nước G7 đã vận dụng công nghiệp vào phát triển kinh tế như thế
        1. Thực trạng nền công nghiệp ở nước ta hiện nay……………………………
      1. Định hướng ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới……….
        1. Nguyên nhân gây ra những hạn chế ở ngành công nghiệp nước ta..
        1. Giải pháp khắc phục………………………………………………………………..
  • KẾT LUẬN:…………………………………………………………………………………………..

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO:……………………………………………………………………..

  • Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động, chúng ta có 2 nhóm ngành công nghiệp là công nghiệp nặng (luyện kim, công nghiệp năng lượng, điện tử – tin học…) và công nghiệp nhẹ (chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…)

  • Theo sản phẩm và ngành nghề, các ngành công nghiệp được phân tách riêng rẽ và chuyên biệt hơn, chẳng hạn nhóm ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp dầu khí, công nghiệp dệt…

  • Theo phân cấp quản lý, chúng ta có hai nhóm ngành là công nghiệp địa phương và công nghiệp trung ương.

Hiện nay ở Việt Nam, công nghiệp được phân chia thành 2 nhóm A và B. Công nghiệp thuộc nhóm A là công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, là cơ sở của tái sản xuất mở rộng. Công nghiệp thuộc nhóm B là công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng. Chi công nghiệp thành công nghiệp thuộc nhóm A và công nghiệp thuộc nhóm B là để nghiên cứu các quan hệ giữa sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất vật phẩm tiêu dùng, đồng thời còn để nghiên cứu quan hệ giữa các ngành trong nội bộ công nghiệp thuộc nhóm A và các ngành trong nội bộ công nghiệp thuộc nhóm B. Cụ thể hơn, công nghiệp được chia ra thành 13 nhóm ngành công nghiệp lớn là:

  • Ngành công nghiệp điện lực

  • Ngành công nghiệp khai thác và chế biến nhiên liệu

  • Ngành công nghiệp khai thác và luyện kim đen

  • Ngành công nghiệp khai thác và luyện kim màu

  • Ngành công nghiệp chế tạo máy móc và sản phẩm bằng kim loại

  • Ngành công nghiệp khai thác quặng hóa học và công nghiệp hóa học

  • Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

  • Ngành công nghiệp khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

  • Ngành công nghiệp thủy tinh, sành sứ và đồ đá

  • Ngành công nghiệp dệt, da, may, nhuộm

  • Ngành công nghiệp thực phẩm

  • Ngành công nghiệp in và sản xuất các loại văn hóa phẩm

  • Ngành công nghiệp khác

2. Công nghiệp có tính tập trung cao độ………………………………………….

Hầu hết các hoạt động sản xuất của công nghiệp đều gồm hai giai đoạn cơ bản là:

Trong cả hai giai đoạn đó đều có sự tham gia của tư liệu sản xuất mà chủ yếu là máy móc thiết bị. Đặc điểm chủ yếu của công nghiệp được biểu hiện trong việc áp dụng rộng rãi các hình thức phân công có tính chất kỹ thuật, trong sản xuất, sản phẩm có sự tồn tại của hệ thống máy móc, tính liên tục của quá trình sản xuất. Sản xuất công nghiệp có tính chuyên môn hóa, đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp…………………………..

Nhân tố ảnh hưởng quyết định đến năng suất sản xuất công nghiệp là sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật. Nhân tố này làm xuất hiện các ngành sản xuất công cụ lao động mới, xuất hiện nhiều ngành hiện đại như: chế tạo công cụ, sản xuất phương tiện tự động hóa, sản xuất máy vô tuyến, sản xuất vật liệu cao cấp.

Nhân tố thứ hai là mối quan hệ gắn bó lâu đời giữa hai ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế là ngành nông nghiệp và công nghiệp, mối quan hệ này quyết định đến trình độ và tính chất phát triển của công nghiệp. Nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm, lao động, nguyên liệu cho công nghiệp mà còn là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công nghiệp.

Nhân tố thứ ba là nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, cơ cấu ngành công nghiệp phụ thuộc vào tình hình tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Nhân tố này tạo điều kiện tiên quyết hay hạn chế việc hình thành các ngành công nghiệp. Một đất nước càng dồi dào nguồn tài nguyên thiên nhiên thì cơ cấu công nghiệp của nước này càng phong phú, dễ dàng hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn.

Cuối cùng là nhân tố liên quan đến con người – xã hội. Điều kiện lịch sử kinh tế xã hội sẽ để lại những đặc điểm riêng về cơ cấu công nghiệp mỗi nước, đồng thời cũng tạo ra những thay đổi cơ cấu công nghiệp trong thời kỳ. Phong tục, tập quán, truyền thống sản xuất công nghiệp ở mỗi nước cũng được thể hiện rõ trong nét cơ cấu. Nhân tố này tác động gián tiếp qua nhu cầu và là nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư.

Ngoài ra, trình độ phân công lao động quốc tế, tính đa dạng nhu cầu, sự khác nhau về điều kiện thuận lợi trong sản xuất ở các nước đòi hỏi các nền kinh tế cần có sự trao đổi với nhau. Chính vì vậy mối liên kết kinh tế giữa các nước, mở rộng thị trường thế giới cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến độ phát triển công nghiệp.

2. Sự khác biệt giữa ngành công nghiệp với các ngành khác……………..

Mỗi ngành nghề đều có những đặc tính riêng biệt của nó, và chính những đặc tính này là nhân tố nói lên vai trò của một ngành. Vì vậy chúng ta cần nhận thức được sự khác biệt giữa ngành công nghiệp với các ngành khác để từ đó hiểu được những giá trị riêng biệt mà ngành công nghiệp mang đến cho hoạt động kinh tế.

Đầu tiên là công nghiệp khác với nông nghiệp ở chỗ: trong quá trình tạo ra sản phẩm của ngành nông nghiệp, sức lao động của con người chỉ làm tối ưu những giá trị sẵn có của sản phẩm nông nghiệp, còn công nghiệp thì có thể làm thay đổi cơ cấu, tính chất, hình thái và công dụng của sản phẩm.

công nghiệp đã góp phần tích cực vào việc tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước, tăng tích luỹ cho các doanh nghiệp và thu nhập cho nhân dân.

Quá trình phát triển công nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường cũng là quá trình tích luỹ năng lực khoa học và công nghệ của đất nước. Phát triển công nghiệp góp phần đào tạo, rèn luyện và nâng cao chất lượng nguồn lao động, đội ngũ chuyên gia khoa học và công nghệ, đội ngũ lãnh đạo, quản lí kinh doanh công nghiệp. Như vậy, công nghiệp góp phần tích luỹ cho nền kinh tế, bao gồm nguồn tài chính, nhân lực và trình độ khoa học công nghệ, những nhân tố cơ bản của sự phát triển. Sự phát triển công nghiệp là thước đo trình độ phát triển, biểu thị sự vững mạnh của nền kinh tế ở một quốc gia.

Ngoài ra, phương pháp tổ chức, quản lý kiểu công nghiệp cũng được áp dụng cho nhiều ngành kinh tế khác và đều đạt được kết quả tốt đẹp. Ngay chính những người công nhân được rèn luyện trong công nghiệp cũng có tác phong làm việc giờ giấc hẳn hoi, nghiêm chỉnh, khác hẳn với nghề làm nông.

3. Công nghiệp thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác………………..

Thứ nhất là đối với nông nghiệp, mối gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp là điều mà chúng ta không thể chối bỏ khi xét đến sự ảnh hưởng giữa các ngành nghề với nhau. Công nghệ không chỉ giữ vai trò là nguồn cung các yếu tố đầu vào như: phân bón hóa học, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu, máy móc, phương tiện vận chuyển… giúp tăng năng suất mà công nghiệp còn phụ trách hỗ trợ đầu ra cho nông nghiệp. Phần lớn các sản phẩm của nông nghiệp đều là sản phẩm thô, nhờ những quy trình giàu tính chuyên môn của công nghiệp mà sản phẩm của nông nghiệp được đưa vào chế biến, bảo quản, dự trữ..úp giá trị của sản phẩm được nâng cao, đồng thời công nghiệp cũng chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp. Mặt khác, công nghiệp còn góp phần trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển cho ngành này.

Thứ hai là sự năng nổ của công nghiệp đòi hỏi lĩnh vực khoa học – công nghệ phải

phát triển không ngừng để đáp ứng cho những nhu cầu trong sản xuất công nghiệp. Mối tương tác giữa hai ngành này là mối tương tác đôi bên cùng có lợi, cùng thúc đẩy nhau phát triển.

Ngoài ra, những sản phẩm tiên tiến của công nghiệp chính là chìa khóa bổ trợ và thúc đẩy cho những ngành kinh tế khác phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như: ngành giao thông vận tải, ngành thông tin liên lạc, thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế…

làm ………………………………………………………………………………………………. 3. Công nghiệp làm thay đổi phân công lao động, giải quyết vấn đề việc

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp tăng lên tạo điều kiện dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp mà vẫn không làm ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp làm mở rộng thêm nhiều ngành sản xuất mới, khu công nghiệp mới, là điều kiện để thu hút đông đảo lao động trực tiếp (chủ yếu là thu hút lao động từ nông thôn), gián tiếp tạo thêm nhiều việc làm mới ở các ngành liên quan.

  1. Công nghiệp thúc đẩy đô thị hóa, cân bằng trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng Sự lớn mạnh của hoạt động công nghiệp trong thời đại mới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đã tạo điều kiện hình thành nên các đô thị, các khu công nghiệp hiện đại hoặc chuyển hoá chức năng của các vùng để phục vụ cho nhu cầu mở rộng sản xuất của ngành công nghiệp, đồng thời đây cũng là hạt nhân phát triển các không gian kinh tế.

Hoạt động công nghiệp còn làm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn. Chính công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nông thôn, làm cho nông thôn nhanh chóng bắt nhịp được với đời sống đô thị. Nhờ đó mà tình trạng di cư tự phát dẫn đến các vấn đề về chất lượng cuộc sống, ô nhiễm, ùn tắc giao thông.. bùng nổ dân số ở các thành phố lớn cũng được giảm bớt.

4. Tìm hiểu thực trạng nền công nghiệp…………………………………………….

nào? ………………………………………………………………………………………………. 4. Các nước G7 đã vận dụng công nghiệp vào phát triển kinh tế như thế

4.1. G7 là gì? Nhóm G7 là diễn đàn của 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới, bao gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Canada, các nhà lãnh đạo chính phủ những nước này gặp gỡ nhau hàng năm để bàn về kinh tế quốc tế và các vấn đề tiền tệ. Đây là 7 nước gương mẫu đáng để những quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển học hỏi kinh nghiệm điều hình nền kinh tế quốc gia.

4.1. Thành tựu phát triển công nghiệp của một số nước G Nhật Bản: vào thời kì tái thiết sau chiến tranh (1946 – 1948), Chính phủ Nhật Bản tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành điện, sắt thép và đóng tàu. Từ 1949 – 1960, Nhật Bản đẩy mạnh xuất khẩu tàu biển, đồ điện tử, xe máy, ô tô…, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 13,5% – 15,9%. Thời kỳ tăng trưởng ổn định (1960 – 1970), Nhật Bản hướng về xuất khẩu máy móc, ưu tiên những ngành có hàm lượng trí tuệ cao, sử dụng ít nguyên nhiên liệu và lao động sống như: sản xuất máy tính điện tử, máy bay, robot, mạch tổ hợp, vật liệu compozit, thiết bị thuỷ điện, thiết bị liên lạc, thiết bị học tập, thiết bị tự động hoá, thiết bị công nghiệp đồng bộ, dịch vụ thu thập, xử lý và tryền thông… Từ 1986 đến nay, công nghiệp Nhật Bản không ngừng đi lên, biến Nhật Bản từ một quốc gia nông nghiệp nghèo thành đất nước có nền kinh tế đứng thứ ba thế giới với tỷ trọng ngành công nghiệp là khoảng 30,1% (2017).

Vương quốc Anh: vào giữa thế kỉ thứ XVIII, nước Anh mở đầu cuộc cách mạng công nghiệp với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí. Nền công nghiệp nước Anh đi đầu thế giới với những phát minh kĩ thuật đầu tiên như: Abraham Draby phát minh lò cao (1709), Hargreaves phát minh máy xe sợi Jenny (1764), Samuel Morse nghĩ ra mã Morse (1837), Nobel phát minh ra thuốc nổ (1867), Bell thực hiện cuộc gọi điện thoại đầu tiên năm 1875, Nikolaus Otto sáng chế động cơ xăng bốn kì (1877),… Đến nay Vương quốc Anh đã trở thành đất nước có nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, là một trong những quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới với tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP là khoảng 17,49% (2021).

chủ sản xuất của các ngành công nghiệp nội địa. Một số tập đoàn công nghiệp tư nhân trong nước có tiềm lực tốt hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đã hình thành và phát triển. Điển hình như trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô là các Tập đoàn VinGroup, Trường Hải, Thành Công; trong lĩnh vực sản xuất chế biến sữa và thực phẩm là Vinamilk, TH; trong lĩnh vực sắt thép, kim khí là Tập đoàn Hoa Sen, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty TNHH Hòa Bình Minh, Công ty thép Pomina, Công ty CP thép Nam Kim… góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và nâng cao đời sống của nhân dân. Bình quân mỗi năm, ngành công nghiệp tạo thêm khoảng 300 việc làm.

4.2. Hạn chế Tuy nhiên, dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng một số điểm nghẽn then chốt của công nghiệp vẫn chưa được khắc phục, .hững hạn chế, tồn tại của công nghiệp Việt Nam chủ yếu gồm:

  • Tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp chưa thực sự là nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nhiều năm qua, tỷ trọng của công nghiệp trong GDP thay đổi không lớn. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp có xu hướng tăng song vẫn ở mức thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa. Mặc dù được xác định là động lực tăng trưởng của nền kinh tế nhưng trình độ đạt được của nền công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hiện nay còn thấp so với yêu cầu của một nước công nghiệp
  • Tái cơ cấu các ngành công nghiệp thực hiện còn chậm, chưa tạo ra những thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Trình độ công nghệ nhìn chung vẫn còn thấp, đổi mới chậm, nhất là đối với các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ hai đến ba thế hệ, đặc biệt là trình độ cơ khí chế tạo (là trụ cột của sản xuất công nghiệp).
  • Công nghiệp chưa thu hút mạnh mẽ lao động để tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu lao động chung của nền kinh tế đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa. Tỷ lệ lao động công nghiệp trong tổng lao động có việc làm của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước khác đã thực hiện thành công công nghiệp hóa trong giai đoạn nửa đầu của thời kỳ dân số vàng.
  • Nội lực của ngành công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi việc chuyển giao công nghệ còn hạn chế; năng lực, hiệu quả của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước ở mức thấp.
  • Năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp còn thấp, kém xa các nước khác trong khu vực và châu lục. Trình độ nguồn nhân lực và kỹ thuật sản xuất vẫn rất thấp. Các doanh nghiệp trong nước chưa thể làm chủ và cạnh tranh được về các công nghệ nguồn trong sản xuất, chưa có sản phẩm công nghiệp thương hiệu Việt Nam có hàm lượng công nghệ và giá trị cao. Do đó, chưa hình thành được chuỗi cung ứng hoàn chỉnh trong nước, và đa số các doanh nghiệp Việt Nam

cũng chưa tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia, chủ yếu tham gia vào khâu gia công, lắp ráp. Phần lớn các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam có hàm lượng công nghệ thấp, ngoại trừ hàng điện tử chủ yếu do khu vực FDI nắm giữ. Số lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực Việt Nam có lợi thế so sánh đang có xu hướng giảm.

  • Chất lượng năng suất lao động ngành công nghiệp còn thấp, có khoảng cách khá xa so với các nước khác. Tăng trưởng năng suất lao động của công nghiệp chế biến, chế tạo trì trệ và thậm chí giảm sút trong khoảng 2 thập kỷ gần đây.
  • Nhiều ngành công nghiệp ưu tiên phát triển không đạt mục tiêu đã đề ra. Trong số các ngành ưu tiên theo xác định của Chính phủ, có các ngành công nghiệp ưu tiên có tốc độ tăng trưởng khá cao là dệt may, da – giày, thép, điện tử. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp này chỉ thực sự tham gia được ở một vài khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian, máy móc thiết bị sản xuất trong khi nguồn lực nhà nước hỗ trợ các ngành này thông qua ưu đãi về thuế là khá lớn. Nhiều ngành công nghiệp ưu tiên khác không đạt mục tiêu đã đề ra. Mặc dù được xác định là động lực tăng trưởng của nền kinh tế nhưng trình độ đạt được của nền công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hiện nay còn thấp so với yêu cầu của một nước công nghiệp.
  • Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển. Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đối với các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết các ngành công nghiệp ở mức thấp.
  • Vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp đa số tập trung vào các ngành có thời gian hoàn vốn ngắn như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm, số dự án đầu tư vào công nghệ cao chưa nhiều.
  • Liên kết vùng trong phát triển công nghiệp còn hạn chế và kém hiệu quả. Không gian phát triển công nghiệp hiện nay còn bị chia cắt theo địa giới hành chính, thiếu sự hợp tác và phân công lao động trong vùng, chưa có sự phân bố hợp lý trên phạm vi toàn quốc dựa trên lợi thế so sánh. Việc kết hợp và lồng ghép chính sách phát triển ngành công nghiệp với chính sách phát triển vùng chưa hiệu quả, chưa xây dựng được mạng lưới các cụm công nghiệp.
  • Phát triển công nghiệp gắn kết chưa chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp.

Ngành công nghiệp phát triển thiếu gắn kết chặt chẽ đã ảnh hưởng đến việc phát huy tối đa lợi thế của các ngành kinh tế khác đặc biệt là nông nghiệp. Trong các chính sách phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là việc cơ khí hóa nông nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Đối với việc cơ khí hóa nông nghiệp, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của Việt Nam trung bình đạt 1,6 mã lực (HP)/ha canh tác, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (4 HP/ha), Trung Quốc (8 HP/ha), Hàn Quốc (10 HP/ha).

5.1. Hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ kém phát triển Phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ sản xuất chưa cao, rất khó khăn tiếp cận và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, việc sản xuất được các linh phụ kiện chi tiết này cũng là vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao trình độ sản xuất, trình độ công nghệ trong khi tiềm lực chưa đủ mạnh. Trên thực tế, bên cạnh các điều kiện khác như trình độ công nghệ, vốn, nguồn nhân lực thì doanh nghiệp còn phải đạt được các chuẩn mực quốc tế về quản trị sản xuất. Việc các tập đoàn đa quốc gia thường sử dụng nhà thầu phụ cùng quốc tịch cũng là rào cản lớn trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, thậm chí các doanh nghiệp có trình độ công nghệ thấp, sản xuất sản phẩm đơn giản cũng là rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Việc phụ thuộc phần lớn linh kiện và phụ tùng nhập khẩu đã làm cho giá trị gia tăng do ngành công nghiệp chế biến chế tạo rất thấp so với các quốc gia trong khu vực.

5.1. Chưa hình thành được các Tập đoàn công nghiệp có quy mô tầm cỡ khu vực Các Tập đoàn công nghiệp lớn đóng vai trò là đầu mối trong việc đổi mới, phát triển sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu, định vị sản xuất, chuyển giao thông tin và công nghệ, tổ chức hậu cần vận chuyển và thực hiện marketing, đẩy mạnh tiêu thụ. Các doanh nghiệp dẫn dắt trong từng chuỗi giá trị đóng vai trò quan trọng: họ kiểm soát mặt hàng nào được sản xuất, nơi sản xuất, người sản xuất, số lượng, giá cả và theo quy trình nào. Nếu công nghiệp Việt Nam không hình thành được các tập đoàn công nghiệp có qui mô khu vực và toàn cầu ở hạ nguồn, nền kinh tế sẽ thiếu tác động lan tỏa để phát triển.

5.1. Mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành còn hạn chế Mối liên kết phát triển giữa các ngành theo hướng hợp tác chuyên môn hoá phù hợp với cơ chế thị trường chưa được hình thành. Nhiều doanh nghiệp đầu tư khép kín, chưa phối hợp năng lực sẵn có với nhau để tăng nội lực cho ngành và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Điều này vừa làm tăng chi phí đầu tư cho sản xuất, vừa gây lãng phí năng lực chung của toàn ngành, tạo ra những cạnh tranh không đáng có giữa các doanh nghiệp trong ngành. Mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa còn lỏng lẻo. Trong mỗi một chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Việt chỉ tham gia ở những khâu tạo giá trị thấp. Số lượng doanh nghiệp nội địa cung ứng cho các doanh nghiệp FDI và chuỗi cung ứng tại Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử, máy công nghiệp… Khó khăn khi thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI một phần do số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu chất lượng, có khả năng cung ứng cho doanh nghiệp FDI, nhà cung cấp chuỗi vệ tinh còn rất ít ỏi. Công nghệ sản xuất, hệ thống quản lý, chủng loại sản phẩm cung ứng còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu cao của khách hàng. Thiếu các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực, thúc đẩy liên kết từ Chính phủ và các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp. Mối liên kết, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp vệ tinh còn hạn chế.

5.1. Huy động vốn tài nguyên chưa hiệu quả Trừ một số loại khoáng sản có tài nguyên, trữ lượng lớn, phù hợp với khai thác quy mô công nghiệp như dầu khí, than (49 tỷ tấn), bôxít (6,85 tỷ tấn), titan (650 triệu tấn khoáng vật nặng), apatit (2,6 tỷ tấn), đất hiếm (21 triệu tấn), đá hoa trắng (35 tỷ tấn)… Còn lại đa phần các loại khoáng sản có quy mô tài nguyên trữ lượng thuộc loại vừa và nhỏ, phân tán, điều kiện khai thác phức tạp, không phù hợp với đầu tư quy mô lớn, hiện đại. Việc cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản của các địa phương những năm gần đây gia tăng lớn, chưa chú trọng nhiều đến tiêu chí năng lực, công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các điều kiện đảm bảo sau khi cấp giấy phép..à chỉ mới quan tâm đến các khoản đóng góp cho ngân sách địa phương…. Điều này dẫn tới tình trạng lãng phí tài nguyên. Một số mỏ có qui mô lớn như mỏ sắt Thạch Khê, cromit Cổ Định… chưa được huy động kịp thời, tiến độ triển khai kéo dài chưa tận dụng hiệu quả để đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước.

5.1. Những nguyên do khác Ngoài các nguyên nhân chính được nêu trên, những hạn chế tồn tại trong nghành công nghiệp Việt Nam còn là do:

  • Nước ta chưa có sự đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển công nghiệp. Nguồn đầu tư cho phát triển công nghiệp càng phụ thuộc vào nước ngoài. Đầu tư của nhà nước vào các ngành công nghiệp thiếu trọng tâm, kém hiệu quả. Tín dụng cho phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp ưu tiên còn ở mức thấp. Thị trường chứng khoáng phát triển chưa tương xứng với yêu cầu phát triển công nghiệp.
  • Chất lượng lao động ngành công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học và công nghệ chưa thực sự đóng vai trò đột phá cho phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp.
  • Chính sách phát triển các doanh nghiệp công nghiệp còn nhiều hạn chế. Thiếu các chính sách đủ mạnh để tăng cường năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trong nước. Chính sách thu hút FDI chậm được đổi mới để có thể cơ cấu lại ngành công nghiệp.
5. Giải pháp khắc phục………………………………………………………………..

Thời gian qua, tuy nền công nghiệp nước ta có phát triển nhưng lại không đủ đáp ứng mục tiêu biến Việt Nam trở thành một đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, năm 2021, theo Bộ trưởng Công thương Nguyễn Diên Hồng, định hướng phát triển công nghiệp giai đoạn 2021 – 2026 cần một số giải pháp trọng tâm như sau:

Thứ nhất: Chú trọng phát triển chiều sâu công nghiệp để tạo đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, và sức cạnh tranh. Tận dụng tối đa lợi thế đất nước đang trong thời kỳ dân số vàng, khai thác triệt để trình tự của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, và lợi thế thương mại khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp nền tảng như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vật liệu, hóa chất, cơ khí chế tạo, chế biến và điện tử.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  1. Quyết định 486-TCTK/CN Bản qui định việc phân ngành cụ thể trong công nghiệp và bảng mục lục ngành nghề cụ thể trong công nghiệp.

  2. Tin “Sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2021 duy trì tốc độ tăng trưởng khá”, Bộ Công Thương Việt Nam.

  3. Tin “Chính sách phát triển công nghiệp của một số quốc gia”, Bộ Công Thương Việt Nam.

  4. Lịch sử thế giới cận đại, Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng, Nhà xuất bản Giáo dục.

  5. Aaron O’Neill, tin “Distribution of GDP across economic sectors in the United

Kingdom 2021” ngày 19/01/2023, Statista.

  1. Cục thống kê lao động Mỹ (U. BUEAU OF LABOR STATISTICS).

  2. Sở văn hóa IOWA, bài đọc “Rise of industrial america, 1876-1900”.

  3. Tổng cục thống kê Việt Nam, gso.gov.

  4. Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ – Đà Nẵng 2022, báo Lao động.

  5. Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp, Bộ Công thương Việt Nam.

  6. Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV.