Giới thiệu sơ bộ về phân đạm (N) với cây trồng
Phân đạm và quá trình hình thành đạm trong tự nhiên
– Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp yếu tố đa lượng N cho cây trồng. Đây là thành phần vô cùng quan trọng trong nông nghiệp.
– Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % Nitơ trong mỗi loại phân bón.
Bạn đang xem: Vai trò tác dụng của phân đạm ( N )với cây trồng
– Phần lớn cây trồng không có khả năng đồng hóa nguyên tố nitơ duới dạng khí N2 mà chủ yếu dưới dạng muối nitrat. NO3- và amoni NH4+
Sự chuyển hoá N2 thành NH3
+ Con đường hóa học
N2 + 3H2 = 2NH3
Điều kiện: Nhiệt độ : 2000oC – áp suất 200 atm thường xuất hiện trong thời tiết mưa giông có tia sét
Quá trình này còn được bà con đúc kết trong 2 câu ca dao sau: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ- Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
Cây trồng chỉ hấp thụ được khoảng 40% hàm lượng đạm từ phân bón, còn lại là bị rửa trôi và bay hơi.
Chức năng vai trò của phân Đạm (N) đối với cây trồng
– Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein.
– Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây
– Cải thiện chất lượng của rau ăn lá, cỏ khô làm thức ăn gia súc và protein của hạt ngũ cốc.
– Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Trong số các nhóm cây trồng đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như rau cải, cải bắp, v.v. (theo wikipedia)
Triệu chứng khi thiếu hoặc thừa đạm trên cây trồng
Khi thiếu đạm : Cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít phát triển, xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Khi thiếu trầm trọng số hoa bị giảm nhiều, năng suất thấp, hàm lượng protein thấp.
Nếu thừa đạm: Cây sinh trưởng mạnh, ức chế sự ra hoa, tán lá xum xuê, lá mỏng, cây yếu dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công.
Thang đánh giá hàm lượng đạm trong đất
Đây là thang đo chất lượng, hàm lượng đạm đang có trong đất trồng nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Với mỗi loại cây trồng thì liều lượng đạm cần lại khác nhau do đó dựa vào thang đo ta biết cần điều chỉnh liều lượng đạm sao cho phù hợp với cây nhất.
– Phân Đạm tổng số (N%) : Được tính bằng tổng lượng đạm hữu cơ và vô cơ trong đất
Phương pháp phân tích Kjeldahl
+ Đất nghèo:
+ Trung bình: 0,1 – 0,15%
+ Khá: 0,15 – 0,2%
+ Giàu: > 0,2%
– Đạm dễ tiêu: lượng đạm vô cơ (NO3-, NH4+)
Đạm thủy phân (NH4+), đơn vị tính mg/100gr
Phương pháp phân tích Chiurin-Kononova
+ Đất Nghèo:
+ Trungbình: 4 -8
Xem thêm : Ai là người dẹp lọa 12 sứ quân? Tìm hiểu sự kiện lịch sử đặc biệt này
+ Giàu: > 8
Các loại phân bón chứa Đạm (N) trên thị trường hiện nay.
Đạm Urê (UREA)
– Phân Urea có 44 – 48% N nguyên chất (Loại thông thường là 46%N)
– Loại phân này chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới.
– Urea là loại phân có tỷ lệ N cao nhất.
Đạm Urea hạt đục (Urea ngố) và đạm Urea hạt nhỏ
– Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm mạnh.
– Có 2 dạng viên: Có loại nhỏ như trứng cá, trong; có loại to đục (đạm ngố).
– Vỏ hạt đạm có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
– Phân Urea có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau (do không làm thay đổi độ acid-baz của đất) và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này bón thích hợp trên đất chua phèn.
– Phân Urea được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo nồng độ 0.5 – 1.5% để phun lên lá.
– Phân này cần được bảo quản kỹ trong túi pôliêtilen và không được phơi ra nắng. Bởi vì khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng Urea rất dễ bị phân huỷ và bay hơi. Các túi phân Urea khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn.
– Trong quá trình sản xuất, Urea thường liên kết các phần tử với nhau tạo thành biurat. Đó là chất độc hại đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân Urea không được có quá 1,2% biurat đối với cây trồng cạn, 5% đối với lúa nước.
Một số sản phẩm đạm Ure
+ Phân đạm Urea Phú Mỹ (hạt nhỏ – Phân bón và hóa chất dầu khí)
+ Phân đạm Urea Hà Bắc (hạt nhỏ)
+ Phân đạm Urea Ninh Bình (hạt nhỏ – Tập đoàn hóa chất Việt Nam)
+ Phân đạm Urea Cà Mau (hạt to – Phân bón dầu khí cà mau)
+ Phân đạm nhập khẩu: chủ yếu là Urea Trung Quốc
Phân đạm Amonium
– Đó là các muối amoni: NH4Cl (25% Nitơ), (NH4)2SO4 (21% Nitơ), NH4NO3(Đạm 2 lá: 35% Nitơ),…
– Khi tan trong nước muối amoni bị thuỷ phân tạo ra môi trường axit, nên chỉ thích hợp khi bón phân này cho các loại đất ít chua, hoặc đất đã được khử chua trước bằng vôi (CaO).
Amoni Clorua – NH4Cl
Phân này có chứa 24 – 25% N nguyên chất.
Đạm Amoni Clorua bột và Đạm Amoni Clorua đã ép mảnh
– Đạm clorua có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà.
– Là loại phân sinh lý chua. Vì vậy, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác.
– Đạm clorua không nên dùng để bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành, tỏi, bắp cải, vừng, v.v..
– Ở các vùng khô hạn, ở các chân đất nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, vì ở những nơi này trong đất có thể tích luỹ nhiều clo, dễ làm cho cây bị ngộ độc.
– Việt Nam không có nhà máy chế biến đạm AmonClorua, chủ yếu các sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc.
+ Amoni Sunphat – (NH4)2SO4 (Đạm SA)
– Còn gọi là phân SA. Sulfate đạm có chứa 20 – 21% N nguyên chất. Trong phân này còn có 23-24% lưu huỳnh (S). Trên thế giới loại phân này chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất hàng năm.
Xem thêm : CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
Đạm SA trắng và SA hoa mơ (NH4)2SO4/Amon Sunphat
– Sulfate đạm là loại phân bón tốt vì có cả N và lưu huỳnh là hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây.
– Có thể đem bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất không bị phèn, bị chua. Nếu đất chua cần bón thêm vôi, lân mới dùng được đạm Ammonium Sulfate. Phân này dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, trên các loại đất bạc màu (thiếu S).
– Đạm Sulfate được dùng chuyên để bón cho các loài cây cần nhiều S và ít N như đậu đỗ, lạc v.v.. và các loại vây vừa cần nhiều S vừa cần nhiều N như ngô.
– Cần lưu ý đạm Sulfate là loại phân có tác dụng nhanh, rất chóng phát huy tác dụng đối với cây trồng, cho nên thường được dùng để bón thúc và bón thành nhiều lần để tránh mất đạm.
– Khi bón cho cây con cần chú ý là phân này dễ gây cháy lá.
– Không nên sử dụng phân đạm sulfate để bón trên đất phèn, vì phân dễ làm chua thêm đất.
– Việt Nam không có nhà máy chế biến đạm SA, chủ yếu các sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đạm Amoni Nitơrat
Gồm các muối nitrate như: NaNO3, Ca(NO3)2 …
Mẫu phẫn Natri Nitorat (NaNO3)
– Các muối này được điều chế từ acid nitric và carbonate kim loại tương ứng.
– Tỉ lệ % N thực tế lại thấp. Phân đạm nitrat thường dùng thích hợp cho những vùng đất chua và mặn.
Mẫu phân Amon Nitorat (NH4NO3)
– Phân Ammonium Nitrate có chứa 33 – 35% N nguyên chất. Ở các nước trên thế giới loại phân này chiếm 11% tổng số phân đạm được sản xuất hàng năm.
– Là loại phân sinh lý chua.
– Tuy vậy, đây là loại phân bón quý vì có chứa cả NH4+ và cả NO3-, phân này có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
– Phân này được dùng để pha thành dung dịch dinh dưỡng để tưới cây trong nhà kính và tưới bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả.
– Việt Nam không có nhà máy chế biến đạm Nitorat, Đạm Nitorat là nguyên liệu để sản chế biến vật liệu nổ (thuốc nổ) nên việc nhập khẩu các sản phẩm Nitorat rất hạn chế và được quản lý chặt chẽ.
Những điều cần chú ý khi sử dụng phân đạm
Ở nước ta có ba loại phân đạm thường được dùng phổ biến nhất, đó là: phân urê, phân amôn sunphat và phân amôn phôtphat. Khi được sử dụng hợp lý, 1 kg N nguyên chất có thể thu được 10 – 22 kg thóc hoặc 25 – 35 kg ngô hạt. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng các loại phân hoá học cần chú ý đến những điểm sau đây:
Phân cần được bảo quản trong các túi nilông. Chỗ để phân cần thoáng mát, khô ráo, mái kho không bị dột. Không để chung phân đạm cùng với các loại phân khác.
Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây trồng. Cây có những đặc tính rất khác nhau. Nhu cầu của cây đối với N cũng rất khác nhau. Có cây yêu cầu nhiều N, có cây yêu cầu ít. Nếu bón N nhiều, vượt quá yêu cầu của cây, N cũng gây ra những tác hại đáng kể. Bón đúng yêu cầu của cây, N phát huy tác dụng rất tốt.
Cần bón đúng dạng phân theo đặc điểm của cây và của đất đai. Đối với các loại cây trồng cạn như: ngô, mía, bông v.v.. bón đạm nitrat là thích hợp, nhưng đối với lúa nước nên bón đạm clorua hoặc SA. Đối với các loại cây họ đậu nên bón đạm sớm, trước khi nốt sần được hình thành trên rễ cây. Khi trên rễ cây đã có các nốt sần, không nên bón đạm, vì đạm ngăn trở hoạt động cố định đạm từ không khí của các loài vi khuẩn nốt sần.
Cần bón đạm đúng với đặc điểm của đất:
Phân có tính kiềm nên bón cho đất chua. Phân chua sinh lý nên bón cho đất kiềm. Đất lầy thụt, nhiều bùn không cần bón phân đạm.
Cần bón đạm đúng lúc. Tốt nhất là bón vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất của cây.
Cần bón đạm đúng liều lượng và cân đối với lân và kali.
Bón phân đạm cần lưu ý đến diễn biến của thời tiết. Không bón lúc mưa to, lúc ruộng vườn đầy nước.
Không bón đạm tập trung vào một lúc, một chỗ, mà cần chia thành nhiều lần để bón và bón vãi đều trên mặt đất ở những nơi cần bón. Không bón đạm quá thừa. Vì khi thừa đạm, cây phát triển mạnh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít hạt, hạt lép nhiều, quả dễ rụng, nhiều sâu bệnh, phẩm chất quả giảm. Tốn tiền mua phân đạm mà không thu được kết quả gì, gây lãng phí.
Bón phân đạm cần kết hợp với làm cỏ, xới đất, sục bùn (đối với lúa).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp