Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức theo quan điểm triết học

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì lý luận nhận thức dựa vào biện chứng là một nội dung cơ bản – Đó là những hiểu biết đầy đủ và toàn diện nhất về khả năng nhận thức của con người đối với thế giới thông qua hoạt động thực tiễn. Trong bài viết này Hieuluat.vn sẽ chia sẻ với các bạn về thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Khái niệm thực tiễn, nhận thức

Khái niệm thực tiễn

Theo mỗi trường phái và giai đoạn khác nhau mà khái niệm thực tiễn được đề cập, nghiên cứu và đánh giá khác nhau.

Theo những người theo chủ nghĩa duy tâm thì thực tiễn chỉ là hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới của con người một cách đơn thuần, chứ không phải là hoạt động vật chất hay hoạt động lịch sử. Nguyên nhân của suy nghĩ này là do họ cho rằng nhận thức chỉ đơn thuần là “sự phức hợp những cảm giác”.

Ngược lại với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì chủ nghĩa duy vật trước Mác lại cho rằng thực tiễn là hoạt động vật chất của con người, nhưng lại là hoạt động con buôn, đê tiện, bẩn thỉu, không có tác dụng gì với nhận thức của con người.

Dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển sáng tạo những yếu tố hợp lý trong những quan điểm thực tiễn của các nhà triết học trước đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người:

Thực tiễn là tất cả những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên, xã hội vì lợi ích của con người.

Khác với hoạt động tư tưởng và tư duy, trong hoạt động thực tiễn con người phải sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất khác và làm chúng biến đổi theo mục đích của mình. Thông qua những hoạt động thực tiễn, con người đã không ngừng sáng tạo, nhờ đó mà lịch sử loài người liên tục phát triển.

Khái niệm nhận thức