Chắc hẳn thực vật là một khái niệm không còn quá xa lạ gì với bạn đọc bởi sự phong phú và những lợi ích tuyệt vời chúng đem lại trong đời sống, xã hội. Trong bài viết này, hãy cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tìm hiểu chi tiết về 4 vai trò của thực vật đối với ngành Dược.
1. Thực vật là gì?
Trước khi tìm hiểu về vai trò của thực vật đối với ngành Dược, hãy cùng làm rõ thực vật là gì. Theo Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, thực vật là cây và các sản phẩm của cây. Trên thực tế, ước tính trên thế giới hiện mới phát hiện được hơn 500.000 loài và tại Việt Nam là 12.000 loài.
Bạn đang xem: Chi tiết về 4 vai trò của thực vật đối với ngành Dược
Với khái niệm như trên, chúng ta còn có thể thấy thực vật ngoài là cây cối còn để chỉ cành, lá, gốc, rễ, thân, ngon,… của cây. Đây cũng chính là những thứ được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống nói chung và ngành Dược nói riêng. Trong ngành Dược, thực vật có rất nhiều hình thái như nguyên vẹn, phơi khô, nghiền nhỏ, sắc,…
2. 4 vai trò của thực vật đối với ngành Dược
Xin mời bạn đọc tham khảo 4 vai trò quan trọng dưới đây của thực vật do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội.
2.1 Nguồn nguyên liệu Dược phẩm phong phú
Thực vật là một trong những thành phần quan trọng của nguồn Dược liệu. Thông qua hoạt động điều chế, phơi khô, đun nóng,… thì chúng đã trở thành những loại Dược phẩm có ích và được sử dụng trong thực tế. So với các nguồn như từ động vật hay khoáng chất, nguồn nguyên liệu này có sự phong phú và dồi dào hơn hẳn.
Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này cũng là có hạn và có thể trở nên khan hiếm nếu khai thác quá nhiều. Tiêu biểu có thể thấy rất nhiều loại cây thuốc quý đã có tên trong sách đỏ như Kim tuyến, Sâm vũ điệp,… Chính vì vậy, Đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách nhằm kế hoạch hoạt động trồng, di thực và khai thác cây dùng làm thuốc một cách hiệu quả.
2.2 Hỗ trợ quá trình thăm khám, điều trị và cải thiện sức khỏe
Chắc chắn đây là vai trò của thực vật đối với ngành Dược mà chúng ta có thể quan sát rõ nhất. Việc sử dụng các loại cỏ hoang dại làm thuốc chữa bệnh đã có từ thủa xa xưa. Đó là người Neanderthal cổ dùng cỏ thi, cúc bạc,… chữa bệnh. Hay đó là người Ai Cập với việc sử dụng hơn 700 cây thuốc từ 3600 năm về trước.
Xem thêm : Top 6 cách dùng dầu oliu dưỡng da phổ biến hiện nay
Cùng với sự phát triển của công nghệ và khoa học, thực vật đã được bào chế trở thành các dạng thuốc dễ sử dụng hơn như viên nén, dạng uống,… Hoặc với nhiều cơ sở khám bệnh Đông Y, bệnh nhân còn được điều trị trực tiếp với các loại thuốc được phơi khô, đập nhỏ.
Đây còn là một nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất hay những chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Người ta cũng truyền cho nhau nghe về những lợi ích bất ngờ của thực vật như uống trà gừng giảm đau kinh nguyệt, ăn mướp đắng tốt cho người đái tháo đường,… Nhờ vậy, con người ngày càng được nâng cao sức khỏe và hạn chế được bệnh tật.
2.3 Nền tảng quan trọng của ngành Y học cổ truyền
Nhắc đến sự hình thành, duy trì và phát triển của Y học cổ truyền mà không nhắc đến các bài thuốc, các ứng dụng của thực vật thì quả là một thiếu sót to lớn. Ngải cứu, ích mẫu, mã đề, tía tô,… là những cái tên vô cùng quen thuộc gắn liền với đời sống của nhân dân cũng như nền Y học cổ truyền.
Thông qua truyền miệng cũng như việc gìn giữ lịch sử dân tộc, các bài thuốc Y học cổ truyền với thực vật vẫn tồn tại và được ưa chuộng đến tận bây giờ. Thậm chí, một số loại bệnh nan y cũng như một bộ phận người dân vẫn dành sự tin tưởng cho các loại thuốc từ thực vật hơn là thuốc Tây.
2.4 Cơ sở cho hoạt động nghiên cứu và phát triển
Thực vật là một nguồn tư liệu vô cùng phong phú với các Dược sĩ hay các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Chính vì vậy, vai trò của thực vật đối với ngành Dược cuối cùng mà Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội muốn đề cập là cơ sở quan trọng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Điều này thể hiện vô cùng rõ ràng khi có hẳn một chuyên ngành mang tên Thực vật học với đối tượng chính là các loài thực vật, thảo dược, cây cỏ. Những thành phần có trong thực vật có thể được phân tích và tổng hợp để tạo ra các loại thuốc, Dược phẩm mới. Chúng hoàn toàn có thể được ứng dụng vào thực tiễn sau khi trải qua thử nghiệm hiệu quả và an toàn.
3. Một số vai trò khác của thực vật
Bên cạnh những vai trò của thực vật đối với ngành Dược, hãy cùng tìm hiểu một số vai trò khác của thực vật dưới đây.
- Nguồn cung cấp thực phẩm: Thực vật là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm chính cho con người cũng như các loài động vật.
- Cung cấp Oxi: Thông qua quá trình quang hợp, hàm lượng CO2 sẽ được giảm bớt và sản xuất ra Oxi phục vụ cuộc sống.
- Nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp: Cũng tương tự vai trò của thực vật đối với ngành Dược, chúng cũng được sử dụng cho nhiều ngành khác như dệt may, sản xuất đồ gỗ, sản xuất giấy,…
- Môi trường sống của nhiều sinh vật: Cây cối, rừng,… là môi trường sống của nhiều loài động thực vật, tạo ra sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.
- Cải thiện tình trạng môi trường: Thực vật giúp cải thiện chất lượng không khí, ngăn đất xói mòn, giữ nước và kiểm soát lượng mưa,…
Xem thêm : Lịch âm 12/3 – Tra cứu âm lịch hôm nay ngày 12/3/2023 là ngày tốt hay xấu? Lịch vạn niên 12/3/2023
Với 4 vai trò của thực vật đối với ngành Dược đã được tổng hợp ở trên, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của thực vật là như thế nào. Qua đó, bạn đọc cũng như mọi người cần có ý thức bảo vệ thiên nhiên nói chung và cây xanh nói riêng để cân bằng được hệ sinh thái môi trường. Theo dõi thêm các trang thông tin dưới đây để cập nhật thêm những kiến thức mới nhất của chuyên ngành Y Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp