Cơ quan nào của liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu? – Luật ACC

1. Hội đồng Bảo an:

– Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bản an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.

– Liên hợp quốc có 6 cơ quan chủ yếu là: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hộ, Hội đồng quản thác, Ban thư ký, Tòa án quốc tế. Theo Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (United Nations Securiry Council) là cơ quan lãnh đạo chính trị thường trực của Liên hợp quốc. Đây được xem là cơ quan quan trọng nhất của Liên hợp quốc. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Hiện nay hội đồng bảo an gồm 15 nước-5 nước thường trực không phải bầu lại (Nga, Mỹ, Anh, Pháp và TQ) và 10 nước không thường trực với nhiệm kì 2 năm (như chúng ta đã biết Việt Nam đã từng được bầu làm ủy viên không thường trực của hội đồng bảo an nhiệm kì 2008-2009). Mọi vấn đề của hội đồng bảo an phải được ít nhất 9/15 số phiếu tán thành, trong đó bắt buộc phải có sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực mới có giá trị.

2. Chức năng của Hội đồng bảo an

3. Thành phần của Hội đồng bảo an

Hội đồng bảo an gồm 15 ủy viên, trong đó có 5 ủy viên thường trực (permanent members) là Anh, Pháp, Mỹ, CHND Trung Hoa 21, CHLB Nga 22 và 10 ủy viên không thường trực (non-permanent members) 23 được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm. Khi bầu các ủy viên không thường trực, Đại hội đồng phải đặc biệt tính đến sự đóng góp của thành viên Liên hợp quốc vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, vào các mục đích khác của Liên hợp quốc cũng như lưu ý đến sự phân bố công bằng theo khu vực địa lý24. Việc phân bố các ủy viên không thường trực được quy định như sau:

– Các nước Châu Á và Châu Phi : 5 ủy viên.

– Các nước Đông Âu : 1 ủy viên.

– Tây Âu và các nước khác25 : 2 ủy viên

– Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê : 2 ủy viên.

Chức vụ chủ tịch Hội đồng bảo an luân phiên hàng tháng theo vần chữ cái tiếng Anh tên của các quốc gia thành viên.

Thành viên tham gia và chức chủ tịch Hội đồng bảo an năm 2001 được qui định như sau:

Tháng Chủ tịch Thời điểm kết thúc nhiệm kỳ

01 Singapore 31/12/2002

02 Tunisia 31/12/2001

03 Ukraina 31/12/2001

04 Vương quốc Anh Ủy viên thường trực

05 Hoa Kỳ Ủy viên thường trực

06 Bangladesh 31/12/2001

07 CHND Trung hoa Ủy viên thường trực

08 Colombia 31/12/2002

09 Pháp Ủy viên thường trực

10 Ireland 31/12/2002

11 Jamaica 31/12/2001

12 Mali 31/12/2001

Mauritius 31/12/2002

Na uy 31/12/2002

CHLB Nga Ủy viên thường trực

4. Thủ tục bỏ phiếu tại Hội đồng bảo an

Mỗi ủy viên của Hội đồng bảo an có một lá phiếu.26

Những quyết định về các vấn đề thủ tục (procedural matters) được thông qua do phiếu thuận của 9/15 ủy viên của hội đồng.27

Những quyết định về tất cả các vấn đề khác (all other matters) phải được phiếu thuận của 9/15 ủy viên hội đồng trong đó có phiếu thuận của tất cả các ủy viên thường trực Hội đồng bảo an28. Đây là qui tắc “nhất trí của các nước lớn” (great Power unanimity) mà thường được gọi là quyền phủ quyết (veto) của các ủy viên thường trực Hội đồng bảo an.

Như vậy Hiến chương qui định các ủy viên thường trực Hội đồng bảo an có quyền phủ quyết những quyết định về tất cả các vấn đề khác. Các vấn đề khác được hiểu là các vấn đề không mang tính thủ tục (non-procedural matters). Vấn đề nào được coi là vấn đề mang tính thủ tục hay không mang tính thủ tục thì không được qui định trong Hiến chương mà thường do các ủy viên thường trực quyết định. Các vấn đề mang tính thủ tục là những vấn đề được qui định từ điều 28-32 Hiến chương, những vấn đề về chương trình nghị sự (agenda). Vấn đề không mang tính thủ tục thường là vấn đề về việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, vấn đề dùng vũ lực. Tóm lại, trong trường hợp biểu quyết thông qua các quyết định liên quan đến các vấn đề không mang tính thủ tục thì chỉ cần một ủy viên thường trực bỏ phiếu chống thì quyết định đó không được thông qua. Tuy nhiên trong thực tế, khi một ủy viên thường trực đưa ra một vấn đề nào đó cần biểu quyết tại Hội đồng bảo an và coi đây là một các vấn đề mang tính thủ tục nhưng (các) ủy viên thường trực khác bỏ phiếu phủ quyết thì vấn đề này trở thành vấn đề không mang tính thủ tục và lúc đó (các) ủy viên thường trực đó lại có quyền phủ quyết một lần nữa khi bỏ phiếu thông qua theo qui định của điều 27(3). Trường hợp này gọi là phủ quyết hai lần (double veto). Trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 -1992), việc sử dụng quyền phủ quyết của các ủy viên thường trực như sau: Liên Xô: 114 lần, Mỹ: 69 lần, Anh: 30 lần, Pháp:18 lần, Trung Quốc: 3 lần. Sau thời kỳ này, quyền phủ quyết ít được sử dụng hoặc sử dụng một cách rất hạn chế. Quyền phủ quyết của ủy viên thường trực Hội đồng bảo an không được sử dụng trong các trường hợp sau:

– Khi ủy viên thường trực là một bên tranh chấp sẽ không bỏ phiếu trong việc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở chương VI của Hiến chương.29

– Quyết định của Hội đồng bảo an về triệu tập hội nghị toàn thể để xét lại Hiến chương.30

– Quyết định về bầu thẩm phán của Tòa án quốc tế.31

Hiến chương Liên hợp quốc qui định tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đồng ý chấp thuận và thi hành quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc32. Trong khi các nghị quyết hoặc quyết định của các cơ quan khác của Liên hợp quốc chỉ mang tính chất khuyến nghị đối với các quốc gia thành viên thì Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất có quyền ban hành các quyết định có giá trị bắt buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên.