I. Giới thiệu bài học
Chủ đề Những di sản văn hóa bao gồm các văn bản thông tin tổng hợp.
- Tổng hợp 15 cách làm sáng bạc tại nhà đơn giản, hiệu quả
- Cách Luộc Chuối Sáp: Bí Quyết Chọn Và Luộc Chuối Sáp Ngon Dẻo Đẹp Da
- Nghiên cứu mới chỉ ra bữa sáng không còn là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày
- Cung Thiên Yết (23/10 – 21/11): Tử vi, tính cách, sự nghiệp, tình duyên và cách lựa chọn phụ kiện phù hợp
- Tài chính là gì? Bản chất và chức năng của tài chính
Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề
Bạn đang xem: Bài 1: Tri Thức Ngữ Văn Trang 80
Tên văn bản
Thể loại
Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
VB thông tin
Những bản tin
VB thông tin
Lí ngựa ô hai vùng đất
thơ
Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
VB thông tin
II. Tri thức ngữ văn
1. Văn bản thông tin tổng hợp
Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống. Nó bao gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển, bản tin… Loại văn bản này thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Qua văn bản thông tin, người đọc, người nghe hiểu chính xác những gì được mô tả, giới thiệu. Thông tin có thể được tổ chức theo một trong các cách cấu trúc như: nguyên nhân-kết quả; trật tự thời gian; so sánh và phân loại; vấn đề và giải pháp… Trong văn bản thông tin, người viết thường sử dụng những cách thức hoặc phương tiện để hỗ trợ người đọc tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một bảng chú thích, một dòng in đậm, in nghiêng, những nét gạch chân, những dấu sao, dấu hoa thị hoặc những hình ảnh minh họa đều có thể giúp người đọc dễ dàng hơn trong việc xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin để hiểu nội dung văn bản.
Xem thêm : Nguồn gốc của pháp luật
Tóm lại: Văn bản thông tin là một dạng của văn bản báo chí được viết theo lối tổng hợp nhiều thông tin, nhiều phương thức giao tiếp.
- Tiêu biểu cho dạng này là văn bản thuyết minh có lồng ghép các yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm…
- Muc đích của việc lồng ghép các yếu tố như trên nhằm giúp việc truyền tài thông tin của văn bản thêm sinh động, hiệu quả hơn.
Một ví dụ về dạy học văn bản thông tin
Dưới đây là một ví dụ về cách dạy học bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (SGK Ngữ văn 6, tập hai).
Trong văn bản có hai vấn đề cần giải quyết là: Sự khác biệt đối lập trong cách sống, trong thái độ đối với Đất, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng; Thông điệp nêu lên vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
Cuộc giao tiếp sẽ được thực hiện trên cơ sở cùng một vấn đề nhưng có nhiều điểm nhìn khác nhau.
2. Bản tin
Là thể loại cơ bản của văn bản báo chí nhằm truyền đạt, phản ánh về một sự kiện mới xảy ra được công chúng quan tâm.
Bản tin có chức năng thông tin sự kiện một cách nhanh và ngắn gọn trên báo chí, đặc biệt là báo giấy, báo điện tử, đài phát thanh và đài truyền hình.
Bản tin có nhiều loại bản tin ảnh, bản tin chữ. Riêng bản tin chữ là có tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp, tin dự báo,… mà với mỗi dạng có thể thức riêng.
Vd. Tin vắn là tin không có đầu đề, dài dưới 100 chữ. Tin thường thì có đầu đề và độ dài từ 100 đến 350 chữ,… =>Chất lượng của bản tin thể hiện ở tính thời sự, xác thực, hàm súc,…
3. Quan điểm của người viết
Người viết bản tin phải đảm bảo tính khách quan, chuẩn xác trong việc đưa tin, nhưng khi cần cũng thể hiện rõ lập trường nhân văn, bảo vệ đạo lí và thuần phong mĩ tục, tôn trọng pháp luật, khẳng định, biểu dương cái thiện, phủ định, phê phán cái ác,…
4. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,… góp phần chuyển tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.
Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cần đáp ứng được yêu cầu:
- Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,…liên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết.
- Sử dụng các phương tiện này đúng thời điểm.
- Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.
- Chú thích cho các hình ảnh, sơ đồ,…trong bài viết: giải thích rõ về vị trí, ý nghĩa của hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn dẫn (nếu là dẫn lại từ nguồn khác, bài khác).
III. Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ
Trong xã hội hiện đại, nhất là công việc kinh doanh, giao tiếp phi ngôn ngữ lại có tầm quan trọng rất lớn. Nó giúp cho mỗi người trở nên tinh tế hơn, biết tự kiềm chế cảm xúc, tự ý thức và điều khiển được ngôn ngữ cơ thể. Đồng thời, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng giúp chúng ta hiểu rõ đối tác mà ta đang tiếp cận để đưa ra những định hướng đúng đắn.
Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ còn được thể hiện trong những tình huống khi chúng ta tiếp xúc lần đầu với một người khác. Ngoài việc để ý các cử chỉ, điệu bộ và nội dung của người đối diện, bạn còn phải học cách đọc và hiểu ý nghĩa của những chúng. Từ đó, bạn sẽ có được kinh nghiệm, giúp bạn nhận biết được người đối diện, nhận ra chính mình và học cách kiểm soát bản thân trong giao tiếp tốt hơn.
IV. Những điều cần lưu ý về giao tiếp phi ngôn ngữ
Xem thêm : Ăn sữa chua lúc nào tốt nhất?
Ở mỗi quốc gia, mỗi cử chỉ trong giao tiếp phi ngôn ngữ mang những ý nghĩa khác nhau. Và nó khiến bạn phải chủ động tìm hiểu về văn hóa giao tiếp của họ để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
1. Biểu hiện nét mặt
Nụ cười được xem là vũ khí lợi hại mang đến sự thoải mái, vui vẻ, cởi mở trong giao tiếp. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp nụ cười lại có nhiều ý nghĩa khác. Nụ cười của người Mỹ mang xu hướng biểu lộ cảm xúc rõ ràng hơn người Nga hay người châu Á. Và với người Nhật, họ cười để thể hiện lòng kính trọng hoặc che giấu sự buồn phiền.
2. Cái gật đầu
Với chúng ta, lắc đầu có nghĩa là không, gật đầu là có, thì với đất nước Hy Lạp hay Bulagria, bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi thấy mọi thứ đều ngược lại hoàn toàn. Gật đầu trong văn hóa của họ là “không” còn lắc đầu lại mang ý nghĩa là “Có”. Vì thế, hãy cẩn thận khi sử dụng cử chỉ của cái để tránh gây ra những hiểu nhầm ngớ ngẩn.
3. Cử chỉ ngón tay
Dùng ngón tay để giao tiếp là loại giao tiếp phi ngôn ngữ không được phổ biến. Tuy nhiên, ở mỗi nơi, cử chỉ của ngón tay sẽ có sự khác biệt rất lớn về mặt ý nghĩa. Chẳng hạn như, khi bạn giơ ngón cái lên đó là thể hiện sự đồng ý, với người Mỹ đó là sự đồng tình hay khích lệ, còn với một số nước Tây Phi nó mang ý nghĩa là đồ dở hơi.
Mỗi quốc gia đều có văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữkhác nhau cần học hỏi (Ảnh: Internet)
4. Khoảng cách
Khoảng cách giữa những người trong cuộc trò chuyện cũng mang những ý nghĩa khác biệt. Nếu như ở Trung Đông, các nước Mỹ Latinh, người nói chuyện có xu hướng gần nhau để thể hiện sự thân mật, thì ở Mỹ hay một vài nước châu Âu, người ta sẽ giữa khoảng cách xa hơn để thể hiện sự tôn trọng.
5. Sự đụng chạm
Bắt tay là hành động phổ biến khi mọi người gặp nhau. Tuy nhiên, một số hành động như ôm hôn thì không được áp dụng rộng rãi, nhất là các nước châu Á, đôi khi nó mang cả ý nghĩa khiếm nhã. Do đó, hãy cẩn trọng khi sử dụng những hành động này nhé!
6. Giao tiếp bằng ánh mắt
Đối với quan niệm của người châu Âu, khi trò chuyện và nhìn chăm chăm vào người đối diện sẽ thể hiện sự thành thật, không cố che giấu điều gì đó. Ngược lại, ở các nước châu Á, nhìn vào người đối diện sẽ bị cho rằng vô lễ và làm mất lòng người khác..
(…)
Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn
SĐT: 0945 441181
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí – 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp