Văn phòng đăng kí đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo qui định của pháp luật. Vậy Văn phòng đăng ký đất đai tiếng anh là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu bài viết dưới đây.
Văn phòng đăng kí đất đai (Land Registration Authority)
Văn phòng đăng kí đất đai – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Land Registration Authority.
Bạn đang xem: Văn phòng đăng ký đất đai tiếng anh là gì?
Văn phòng đăng kí đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo qui định của pháp luật. (Theo Nghị định Số: 43/2014/NĐ-CP)
Qui định về văn phòng đăng kí đất đai
– Văn phòng đăng kí đất đai có chức năng thực hiện đăng kí đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lí, cập nhật, chỉnh lí thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
– Văn phòng đăng kí đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng kí đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng kí đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Kinh phí hoạt động của Văn phòng đăng kí đất đai thực hiện theo qui định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Nhiệm vụ của văn phòng đăng kí đất đai
– Thực hiện việc đăng kí quyền sử dụng đất đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp tỉnh;
– Lập, chỉnh lí và quản lí hồ sơ địa chính gốc, cung cấp bản sao hồ sơ địa chính gốc, bản sao hồ sơ biến động đất đai cho sở tài nguyên và môi trường, tiếp nhận kết quả biến động đất đai từ cơ quan quản lí đất đai để chỉnh lí thống nhất về hệ thống hồ sơ địa chính gốc;
– Xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin về đất đai;
Xem thêm : Đất ONT là gì? Đất ONT và đất ODT khác nhau thế nào?
– Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định mức thu đối với các loại thuế, phí và lệ phí liên quan đến đất đai;
– Thực hiện dịch vụ trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, dịch vụ thông tin về đất đai;
– Thu phí, lệ phí từ đất đai liên quan đến việc đăng kí quyền sử dụng đất.
Vai trò của văn phòng đăng kí đất đai
Văn phòng đăng kí đất đai giúp các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng đất trong việc thực hiện các quyền và thủ tục hành chính tại các cơ quan công quyền.
Người sử dụng đất không còn mất nhiều thời gian, công sức vào các thủ tục hành chính để được quyền sử dụng đất hoặc thủ tục để thực hiện quyền, họ sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng đăng kí đất đai đồng thời nhận những giấy tờ pháp lí cần thiết tại nơi này.
Đây là bước phát triển trong việc minh bạch hóa các thủ tục hành chính tại cơ quan công quyền và tạo ra các tiện ích để phục vụ nhân dân của các cơ quan nhà nước.
Sự khác nhau giữa cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tiêu chí Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Cấp đỏi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trường hợp áp dụng Bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thất lạc giấy chứng nhận quyền sử dung đất – Có nhu cầu đổi Sổ đỏ được cấp trước ngày 10/12/2009 sang Sổ đỏ mới (mẫu mới đang áp dụng);
– Sổ đỏ đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;
– Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;
– Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà trong Sổ đỏ chỉ ghi họ, tên vợ hoặc chồng, nay có yêu cầu cấp đổi để ghi họ, tên của cả vợ và chồng.
Yêu cầu về hồ sơ Không có bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bắt buộc phải có bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thủ tục – Khi mất phải khai báo với UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn);
– UBND cấp xã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại UBND cấp xã (trừ trường hợp mất do thiên tai, hỏa hoạn);
– Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo thì hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp lại.
– Chỉ cần chuẩn bị và nộp hồ sơ yêu cầu cấp đổi khi có nhu cầu hoặc trong những trường hợp theo quy định của pháp luật Thời hạn thực hiện – Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
– không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Không quá 50 ngày với trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ.
Trên đây, ACC đã giúp bạn tìm hiểu về văn phòng đăng ký đất đai. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp