Văn phòng giao dịch tiếng Anh là gì? Thủ tục để thành lập văn phòng giao dịch

Ngày nay, thuật ngữ “văn phòng giao dịch” đã trở nên thông dụng và phổ biến. Nhưng thực sự bạn đã hiểu đúng về thuật ngữ này chưa? Văn phòng giao dịch tiếng Anh là gì và thủ tục để thành lập đơn vị này ra sao? Cùng nhau giải đáp những thắc mắc này qua nội dung bài viết bên dưới.

Văn phòng giao dịch là gì?

Có rất nhiều loại hình đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, chúng được mọi người thường gọi chung với thuật ngữ văn phòng giao dịch. Văn phòng giao dịch không phải là thuật ngữ pháp lý.

Văn phòng giao dịch được pháp luật chia thành 3 loại hình chính gồm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Những loại hình này có tính chất, chức năng, nhiệm vụ khác nhau.

Doanh nghiệp cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây để lựa chọn loại hình phù hợp nhất với mục đích thành lập, hoạt động của mình.

Chi nhánh

Chi nhánh được định nghĩa là một đơn vị không có tư cách pháp nhân. Nói một cách dễ hiểu, chi nhánh là một mô hình mô phỏng của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện một phần hay toàn bộ các chức năng của doanh nghiệp.

Trong đó có cả chức năng đại diện pháp lý khi được doanh nghiệp ủy quyền. Chi nhánh phải có ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh giống với doanh nghiệp chủ quản.

Chi nhánh được thành lập nhằm mở rộng quy mô hoạt động, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Trên một địa phương theo địa giới hành chính, doanh nghiệp có thể đặt một hay nhiều chi nhánh và còn có thể lập chi nhánh ở cả nước ngoài.

Văn phòng đại diện

Theo ủy quyền, văn phòng đại diện sẽ đại diện cho lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Các doanh nghiệp lựa chọn hình thức này nhằm thuận tiện giao dịch với các đối tác, chiến lược marketing hay thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tiếp cận, rà soát thị trường.

Ngoài ra, văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, không được phép tự tạo ra doanh thu. Đơn vị có thể trực tiếp ký kết hợp đồng với đối tác thông qua giấy ủy quyền hợp pháp từ doanh nghiệp chủ quản.

Đây là loại hình được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi muốn thành lập đơn vị phụ thuộc không thực hiện chức năng kinh doanh và tránh các thủ tục khai thuế phức tạp.

Tham khảo thêm: Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Địa điểm kinh doanh

Để mở rộng phạm vi và quy mô kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh. Hiểu đơn giản, đây là nơi khách hàng có thể trực tiếp đến để tìm hiểu sản phẩm, thực hiện mua bán, trao đổi, giải quyết các khiếu nại, thắc mắc hay bảo hành sản phẩm.

Việc lập đại điểm kinh doanh này giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến gần hơn đến với khách hàng, tiết kiệm các chi phí giao hàng, thuận lợi trong việc chăm sóc khách hàng.

Những doanh nghiệp muốn mở rộng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh mà không phải phát sinh các thủ tục khai thuế phức tạp như chi nhánh thì nên lựa chọn loại hình này.

Văn phòng giao dịch tiếng Anh là gì?

Song song với sự phát triển ngày càng vượt bậc và hội nhập của nền kinh tế, các thuật ngữ kinh tế được sử dụng rộng rãi cả tiếng Anh và tiếng Việt. Hơn nữa, các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện càng nhiều tại Việt Nam nên việc này càng trở nên cần thiết. Vậy văn phòng giao dịch tiếng Anh là gì? Câu trả lời đó chính là ‘office delivered’.

Bên cạnh đó, bạn còn gặp phải nhiều thuật ngữ khác liên quan đến văn phòng giao dịch. Ngoài văn phòng giao dịch tiếng anh là gì, có một số từ ngữ khác thường gặp như:

  • Consortium/ corporation (n): tập đoàn, công ty mẹ;
  • Subsidiary (n): công ty con;
  • Company (n): công ty, doanh nghiệp;
  • Branch office (n): chi nhánh;
  • Business location (n): địa điểm kinh doanh
  • Headquarters (n): trụ sở chính;
  • Joint stock company (n): công ty cổ phần;
  • Private company (n): công ty tư nhân;
  • Limited liability company (n): công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Partnership (n): công ty hợp doanh;
  • Joint venture company (n): công ty liên doanh;

Một số quy định về cách đặt tên văn phòng giao dịch

Như đã đề cập ở những nội dung trên, văn phòng giao dịch bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Việc đặt tên cho các loại đơn vị này cần tuân theo quy định của pháp luật.

Nhìn chung, ba đơn vị này có cách đặt tên tương tự nhau, cụ thể:

  • Được viết bằng bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu cũng có thể được sử dụng;
  • Phải mang tên doanh nghiệp chủ quản và chứa cụm từ “chi nhánh”, “văn phòng đại diện” hay “địa điểm kinh doanh” đúng với hình thức doanh nghiệp đã lựa chọn;
  • Tên của chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa chỉ của đơn vị.

Ngoài một số quy định nêu trên, không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” trong phần tên riêng cho tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Việc này là nhằm phân biệt, tránh gây nhầm lẫn giữa các đơn vị này với tên doanh nghiệp và công ty.

Bên cạnh đó, văn phòng giao dịch của doanh nghiệp còn có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài. Viết tắt từ tên tiếng Việt hay tên nước ngoài tạo nên tên viết tắt.

Dưới đây là một số ví dụ về tên văn phòng giao dịch để bạn tham khảo.

  • Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh – Công ty TNHH ABC;
  • Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng – Công ty cổ phần XYZ;
  • Địa điểm kinh doanh số 1 – Công ty TNHH AAA.

Các thủ tục đăng ký văn phòng giao dịch?

Khi bạn đã chọn được loại hình văn phòng giao dịch phù hợp và hiểu rõ về văn phòng giao dịch tiếng Anh là gì, chắc hẳn bạn đang cần tìm hiểu về các thủ tục để đăng ký. Với mỗi loại hình, hồ sơ thành lập là khác nhau. Theo dõi thông tin dưới đây để có thể chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục đăng ký một cách đầy đủ nhất.

Chi nhánh hoặc văn phòng đại diện

Một doanh nghiệp có thể thành lập một hay nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện ở các tỉnh thành khác nhau. Để thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt đơn vị đăng ký, cụ thể bao gồm:

  • Thông báo theo mẫu quy định về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
  • Bản sao quyết định và biên bản họp về việc thành lập đơn vị;
  • Bản sao quyết định bổ nhiệm hợp lệ và giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

Địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp phải gửi thông báo thành lập địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh tại nơi đó. Thời hạn là trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập đơn vị và nội dung thông báo phải cung cấp đầy đủ thông tin sau:

  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp (nếu đặt địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi đặt chi nhánh thì cần tên và địa chỉ của chi nhánh);
  • Tên và địa chỉ của nơi thành lập đơn vị;
  • Ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
  • Thông tin người đại diện địa điểm kinh doanh (Họ và tên, nơi cư trú, số CMND/CCCD/Hộ chiếu);
  • Họ và tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thì cần tên và chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đó).

Sau khi nhận được đầy đủ các thông tin nêu trên, Phòng đăng ký kinh doanh nơi đơn vị đặt trụ sở tiến hành sàng lọc, xác minh thông tin mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu tất cả các hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

Tìm địa chỉ thành lập văn phòng giao dịch

Văn phòng giao dịch là địa chỉ hoạt động làm việc với khách hàng, do đó, cần đầu tư hình ảnh kỹ lưỡng. Tuy hiệu quả kinh doanh với văn phòng giao dịch không thể chối cãi, chi phí thuê mặt bằng và nhân sự khá lớn khiến nhiều doanh nghiệp đắn đo.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tham khảo sử dụng văn phòng trọn gói tại Winplace. Tại đây, doanh nghiệp được trang bị sẵn đồ dùng nội thất và trang thiết bị. Bạn có thể sử dụng ngay mà không cần chờ đợi thiết lập văn phòng. Không chỉ vậy, Winplace Coworking Space cũng có đội ngũ nhân sự hỗ trợ, thay mặt bạn đón tiếp khách hàng và tiếp nhận thông tin.

Sử dụng văn phòng Winplace đem lại nhiều tiện ích với mức giá hấp dẫn. Chỉ từ 4 triệu đồng/tháng/nhân sự, bạn đã sở hữu văn phòng sang trọng bậc nhất, đẳng cấp. Không chỉ vậy, đơn vị còn hỗ trợ doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thuế, đăng ký kinh doanh trọn gói. Liên hệ với Winplace để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Lời kết

Với những thông tin từ bài viết, mong rằng bạn sẽ có đầy đủ thông tin về các thủ tục thành lập văn phòng giao dịch. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ hiểu được văn phòng giao dịch tiếng Anh là gì và những đơn vị liên quan.