Thừa phát lại là gì? Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại

van phong thua phat lai la gi 1

Thừa phát lại là gì? Văn phòng thừa phát lại là gì? Tìm hiểu chi tiết: điều kiện mở văn phòng thừa phát lại, hồ sơ và thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại.

Thừa phát lại là gì? Văn phòng thừa phát lại là gì?

Trước khi tìm hiểu chi tiết điều kiện và thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại, Anpha sẽ cùng bạn làm rõ khái niệm thừa phát lại và văn phòng thừa phát lại.

1. Thừa phát lại là gì?

Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thừa phát lại được hiểu là người đạt tiêu chuẩn, được nhà nước bổ nhiệm để đảm nhận, triển khai các công việc theo quy định của nghị định này và pháp luật có liên quan, bao gồm:

  • Tống đạt (thông báo, giao nhận) tài liệu, hồ sơ, giấy tờ;
  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, cơ quan;
  • Xác minh điều kiện thi hành án dân sự;
  • Tổ chức thi hành các quyết định, bản án dân sự.

2. Văn phòng thừa phát lại là gì?

Văn phòng thừa phát lại là tổ chức đăng ký hành nghề thừa phát lại và thực hiện các công việc được giao theo quy định.

Điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại

Để thành lập công ty, văn phòng thừa phát lại, bạn cần căn cứ vào 4 tiêu chí được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về thừa phát lại mà Anpha đã đề cập dưới đây:

Ngoài ra, văn phòng thừa phát lại còn cần đáp ứng các điều kiện khác như điều kiện về việc đặt tên, lựa chọn loại hình thành lập, con dấu… Cụ thể:

➤ Điều kiện về loại hình thành lập

  • Được thành lập bởi 1 thừa phát lại: Thành lập theo mô hình doanh nghiệp tư nhân;
  • Được thành lập bởi 2 thừa phát lại trở lên: Thành lập theo mô hình công ty hợp danh.

➤ Điều kiện về người đại diện pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của văn phòng thừa phát lại phải là trưởng văn phòng thừa phát lại – người đã được nhà nước bổ nhiệm làm thừa phát lại.

Thừa phát lại được bổ nhiệm cần đáp ứng các điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại nêu sau:

  • Là công dân Việt Nam, dưới 65 tuổi;
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề thừa phát lại;
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật;
  • Đã tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề thừa phát lại theo quy định;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học/sau đại học chuyên ngành luật và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác pháp luật tại các cơ quan, tổ chức sau khi có bằng

➤ Điều kiện về tên văn phòng thừa phát lại

  • Bao gồm 2 thành phần: cụm từ “văn phòng thừa phát lại” và phần tên riêng;
  • Tên riêng phải tuân thủ theo quy định pháp luật:
    • Không trùng/gây nhầm lẫn với tên văn phòng thừa phát lại khác ở phạm vi toàn quốc;
    • Không vi phạm truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc.

➤ Điều kiện về con dấu

  • Bắt buộc phải có con dấu riêng và con dấu này không có hình quốc huy;
  • Chỉ thực hiện khắc và sử dụng con dấu sau khi văn phòng được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

➤ Điều kiện khác

  • Văn phòng thừa phát lại phải có trụ sở, tài khoản riêng;
  • Hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính, thực hiện chế độ tài chính theo quy định của loại hình thành lập tương ứng.

Lưu ý:

Văn phòng thừa phát lại không được:

  • Mở cơ sở, địa điểm giao dịch, văn phòng đại diện hay chi nhánh ngoài trụ sở của văn phòng;
  • Thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ không thuộc phạm vi hoạt động của thừa phát lại.

Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại

Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại được triển khai theo 3 bước:

Thừa phát lại là gì? Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại

Bước 1: Xây dựng đề án phát triển văn phòng thừa phát lại

Dựa trên 4 tiêu chí thành lập văn phòng thừa phát lại nêu trên, Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành sẽ phối hợp làm việc để xây dựng đề án phát triển văn phòng thừa phát lại tại địa phương và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Bước 2: Thủ tục đề nghị thành lập văn phòng thừa phát lại

Căn cứ vào đề án phát triển đã được phê duyệt, UBND cấp tỉnh ra thông báo về việc thành lập văn phòng thừa phát lại tại địa phương. Trên cơ sở thông báo này, bạn tiến hành thủ tục đề nghị thành lập văn phòng thừa phát theo hướng dẫn sau:

➤ Lựa chọn loại hình thành lập văn phòng thừa phát lại

Như đã đề cập, hiện nay, để mở văn phòng thừa phát lại, bạn cần đăng ký thành lập doanh nghiệp theo 1 trong 2 mô hình là:

  • Mô hình doanh nghiệp tư nhân (trường hợp văn phòng được thành lập bởi 1 thừa phát lại);
  • Mô hình công ty hợp danh (trường hợp văn phòng được thành lập bởi 2 thừa phát lại trở lên).

➤ Chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng thừa phát lại

➤ Nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp

Sở Tư pháp, nơi bạn đề nghị thành lập văn phòng thừa phát lại là cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Bạn có thể gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp theo hình thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính VNPost.

➤ Quy trình xử lý hồ sơ

Sau khi hoàn thành thủ tục đề nghị thành lập văn phòng thừa phát lại và nhận được quyết định cho phép thành lập, trong thời hạn 30 ngày, bạn phải thực hiện thêm thủ tục đăng ký hoạt động để văn phòng có thể chính thức đi vào hoạt động một cách hợp pháp.

➤ Nội dung đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại

➤ Hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại

Lưu ý:

Ảnh chân dung của thừa phát lại phải có thời hạn không quá 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ.

➤ Nơi tiếp nhận hồ sơ

Sau khi hoàn thành việc soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại, bạn tiến hành nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp.

➤ Thời gian xử lý hồ sơ

Sau 10 ngày làm việc, kể từ thời điểm tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp sẽ tiến hành cấp giấy đăng ký hoạt động nếu hồ sơ hợp lệ, văn phòng thừa phát lại theo đó có thể bắt đầu hoạt động chính thức. Trường hợp ngược lại, cơ quan sẽ gửi văn bản thông báo có nêu rõ lý do.

Các câu hỏi thường gặp khi thành lập văn phòng thừa phát lại