Vay ngân hàng có cần chữ ký của vợ chồng không?

Hiện nay, việc vay ngân hàng diễn ra rất phổ biến do nhu cầu vay vốn của người dân tăng cao. Nhiều cặp vợ chồng có ý định vay vốn nhưng băn khoăn không biết liệu Vay ngân hàng có cần chữ ký của vợ chồng không? Khi nào vay tiền phải có chữ ký của cả hai vợ chồng? Khi nào vay tiền chỉ cần chữ ký của một người Vợ hoặc chồng? Điều kiện vay thế chấp ngân hàng là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sư năm 2015

Vay thế chấp ngân hàng là gì?

Có thể nói đây là hình thức vay tiền để mang đến nhiều tiện ích. Điều kiện vay tiền là phải có tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của bạn mới được chấp nhận. Nếu như thông thường thì các bạn sẽ vay được số tiền bằng 70% tài sản đã mang ra thế chấp.

Nếu như vay mà bạn không còn khả năng trả nợ ngân hàng. Vậy thì quyền sở hữu sẽ được ngân hàng thanh lý để trừ nợ. Chính vì lý do như vậy các bạn phải tính toán thật kỹ đến tránh tình trạng rơi vào khả năng này.

Điều kiện vay thế chấp ngân hàng

1. Điều kiện

  • Khách hàng phải có tài sản thế chấp mới được chấp thuận. Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bạn
  • Không có lịch sử tín dụng nợ xấu, nợ quá hạn

2. Giấy tờ

  • Chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu, sổ hộ khẩu
  • Giấy tờ chứng minh tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của bạn. Ví dụ như sổ đỏ, sổ hồng…
  • Chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ có thể là bảng lương…

Khi nào vay tiền phải có chữ ký của cả hai vợ chồng?

Về hợp đồng vay tiền, Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, đây là dạng thoả thuận của các bên (bên cho vay và bên vay) trong một khoảng thời gian nhất định và bên vay có thể phải trả lãi.

Thực tế, nhiều trường hợp không chỉ bên cho vay giao tiền mà bên vay còn phải giao tài sản của mình để thế chấp, ký quỹ… nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của mình được thực hiện theo đúng thoả thuận.

Do đó, khi ai tham gia vào giao dịch vay tiền thì sẽ phải có tên cũng như chữ ký trong hợp đồng vay tiền ngoại trừ trường hợp một trong các đối tượng thực hiện uỷ quyền khi không có đủ điều kiện tự mình ký kết vào hợp đồng vay tiền.

Từ đó có thể thấy, việc vay tiền cần chữ ký của cả hai vợ chồng đồng nghĩa đây là nghĩa vụ chung (nghĩa vụ trả nợ chung) của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đồng nghĩa, trong trường hợp này, cả hai vợ chồng đều là người vay, cùng phải có trách nhiệm trả nợ theo thoả thuận trong hợp đồng.

Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình, nghĩa vụ chung của hai vợ chồng được xác định trong trường hợp:

– Do vợ chồng cùng ký hợp đồng vay tiền.

– Do một trong hai người đứng ra vay tiền nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

– Việc vay tiền được phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hai vợ chồng…

Căn cứ các quy định này, trong trường hợp nghĩa vụ vay tiền là nghĩa vụ chung của vợ chồng thuộc các trường hợp được nêu tại Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu trên thì trong giấy vay tiền hoặc hợp đồng vay tiền/hợp đồng tín dụng (nếu người cho vay là tổ chức tín dụng) cần phải có chữ ký của cả hai vợ chồng.

Trong trường hợp này, cả hai người cùng đứng ra vay và cùng phải có nghĩa vụ trả nợ cho số tiền vay nêu trong hợp đồng vay tiền với bên cho vay trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Vay ngân hàng có cần chữ ký của vợ chồng không
Vay ngân hàng có cần chữ ký của vợ chồng không

Khi nào vay tiền chỉ cần chữ ký của một người Vợ hoặc chồng?

Ngược lại với trường hợp nêu trên, không phải mọi tình huống đều bắt buộc cả hai vợ chồng đều phải ký vào giấy vay tiền. Bởi theo Điều 463 Bộ luật Dân sự, đây là sự thoả thuận của bên cho vay và bên vay. Do đó, nếu bên vay chỉ là một trong hai vợ chồng thì trong giấy vay tiền chỉ cần chữ ký của một trong hai người.

Căn cứ Điều 45 Luật Hôn nhân và Gia đình, ngoài nghĩa vụ chung thì vợ chồng còn có nghĩa vụ riêng về tài sản. Theo đó, vợ chồng hoàn toàn có thể tự mình thoả thuận vay tiền với người thứ ba mà không liên quan đến người còn lại.

Cụ thể, các trường hợp trong giấy vay tiền chỉ có chữ ký của một trong hai vợ chồng gồm:

– Vợ chồng vay tiền trước khi kết hôn. Trường hợp này, người nào vay thì có nghĩa vụ phải trả trừ trường hợp sau khi kết hôn, hai vợ chồng cùng thoả thuận với người cho vay về việc cùng đứng ra trả nợ.

– Vợ hoặc chồng vì tài sản riêng mà vay nợ: Ví dụ khi vợ hoặc chồng cần tiền và vay tiền để sửa chữa ô tô chở khách là tài sản riêng của người này thì đây là nghĩa vụ riêng của người này. Người còn lại không có nghĩa vụ phải cùng gánh vác trả nợ trừ trường hợp việc vay nợ này nhằm:

+ Duy trì, phát triển khối tài sản chung vợ chồng hoặc tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.

+ Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình.

– Vợ hoặc chồng một mình đứng ra vay nợ không vì nhu cầu của gia đình mà vì mục đích của riêng người đó…

Ngoài ra, còn một trường hợp giấy vay tiền chỉ có chữ ký của một người nhưng nghĩa vụ trả nợ là của chung hai vợ chồng đó là cả hai người cùng có nhu cầu vay vốn nhưng một trong các bên không thể tự mình ký kết mà uỷ quyền cho người khác.

Trong trường hợp này, mặc dù giấy vay tiền chỉ có chữ ký của một người nhưng nghĩa vụ trả nợ vẫn là nghĩa vụ chung của hai vợ chồng.

Có thể thấy, không phải trường hợp nào giấy vay tiền cũng cần chữ ký của hai vợ chồng. Khi nghĩa vụ vay nợ là nghĩa vụ chung thì cần phải có chữ ký của cả hai vợ chồng trừ trường hợp một trong hai người uỷ quyền cho người còn lại.

Ngược lại, nếu nghĩa vụ vay nợ là nghĩa vụ riêng của từng người thì trong giấy vay tiền chỉ cần có chữ ký của người có nghĩa vụ đó thôi.

Vay bằng sổ đỏ có cần vợ chồng cùng nhau đồng ý không?

Vay tiền bằng sổ đỏ cần có vợ chồng cùng nhau chấp thuận khi quyền tài sản này là tài sản chung của hai vợ chồng. Căn cứ vào Điều 33 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng được hiểu khi quyền tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng; trừ trường hợp một trong hai người được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc thông qua giao dịch khác bằng tài sản riêng.

Trường hợp là tài sản chung của hai vợ chồng theo nguyên tắc cấp Sổ đỏ quy định tại Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 thì trong Sổ đỏ phải ghi tên của cả hai người. Trường hợp hai người thỏa thuận chỉ ghi tên một người thì sẽ ghi tên một người nhưng thực tế quyền sử dụng đất vẫn thuộc quyền chi phối của hai người. Và cả hai người đều có quyền và nghĩa vụ với mảnh đất này.

Như vậy, chẳng hạn, nếu một trong hai bên vợ hoặc chồng mang sổ đỏ đi thế chấp tại ngân hàng để vay tiền mà đó là tài sản chung thì cần có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Những nghĩa vụ phát sinh từ sự chấp thuận của hai vợ chồng ở việc thực hiện việc thế chấp trên sẽ là nghĩa vụ liên đới theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Huỷ hoại giấy tờ hộ tịch và sổ hộ tịch bị xử lý như thế nào?
  • Huỷ hoại giấy tờ về quốc tịch bị xử lý như thế nào?
  • Xe tang có quyền vượt qua không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Vay ngân hàng có cần chữ ký của vợ chồng không”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục trích lục khai tử online, tìm hiểu về giá dịch vụ thám tử của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

  • FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp