Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết? Giải đáp chính xác

Tổng cục Thuế cho rằng, vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết không cần được nghiên cứu, xác định rõ ràng để phù hợp hơn với tính chất của doanh nghiệp Việt Nam.

Căn cứ theo Điểm d, khoản 2 điều 5 trong nghị định 132/020/NĐ-CP, biết được doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho doanh nghiệp khác vay vốn theo bất kỳ hình thức nào với điều kiện vốn vay từ 25% vốn góp chủ sở hữu và phải chiếm trên 50% tổng các khoản nợ dài và trung hạn của doanh nghiệp đi vay.

Nếu công ty vay ngân hàng và số tiền vay vượt quá 25% vốn góp của chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng nợ trung và dài hạn của công ty thì quan hệ liên hệ giữa công ty và ngân hàng có thể được xác định. Do đó, các giao dịch giữa công ty và ngân hàng được xem là giao dịch liên kết.

Vay ngân hàng có phát sinh quan hệ liên kết
Vay ngân hàng có phát sinh quan hệ liên kết

Quy định về chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Quy định về chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết với ngân hàng:

  • Đối với trường hợp trong năm doanh nghiệp này vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng vượt hơn 25% VCSH và khoản vay chiếm hơn 50% tổng giá trị của các khoản nợ dài và trung hạn của doanh nghiệp. Phải đáp ứng được 2 điều kiện này thì doanh nghiệp mới có mối quan hệ liên kết với ngân hàng. Nếu không đáp ứng được 1 trong 2 thì đây không phải là giao dịch liên kết;
  • So sánh vốn vay ngân hàng có vượt quá 25% VCSH hay không phải dựa vào số liệu VCSH tại thời điểm phát sinh các khoản vay;
  • Nợ dài và trung hạn của doanh nghiệp là những khoản nợ có thời hạn thanh toán cho ngân hàng từ 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc 12 tháng trở lên và được xác định khi khóa sổ kế toán.
  • Tổng các khoản vay từ các ngân hàng cộng lại đủ điều kiện là 25% VCSH nhưng nếu xét theo từng ngân hàng khác nhau không đủ điều kiện thì vẫn không được gọi là giao dịch liên kết.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp ABC có VCSH là 10 tỷ đồng và trong năm không thay đổi. Ngày 05/04/2022, doanh nghiệp đi vay vốn của ngân hàng Z với số vốn vay giải ngân là 2,4 tỷ đồng. Ngày 05/09/2022, doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng K với số vốn vay giải ngân là 2,3 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2022, tổng các khoản nợ và dài hạn của doanh nghiệp là 4,7 tỷ đồng.

Trong trường hợp này mặc dù tổng khoản vay của doanh nghiệp ABC là 4,7 tỷ đồng > 25% VCSH và > 50% nợ dài và trung hạn. Nhưng khi xét theo từng ngân hàng thì không có ngân hàng nào đủ điều kiện ≥ 25% VCSH. Nên doanh nghiệp ABC không có giao dịch liên kết với cả 2 ngân hàng Z và K.

  • Trường hợp doanh nghiệp vay tiền của một ngân hàng nhiều lần và tổng khoản vay đó đủ điều kiện thì có quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng.

Ví dụ 2: Chúng ta lấy các điều kiện ở ví dụ 1 nhưng ngày 05/04/2022 và ngày 05/09/2022 đều vay của ngân hàng Z. Trong trường hợp này, tổng vốn vay của doanh nghiệp ABC với ngân hàng Z là 4,7 tỷ > 25% VCSH và > 50% các khoản nợ trung hạn và dài hạn. Doanh nghiệp ABC và ngân hàng Z phát sinh giao dịch liên kết.

Quy định về chi phí tính lãi vay trong giao dịch liên kết
Quy định về chi phí tính lãi vay trong giao dịch liên kết

Cách tính chi phí lãi vay đối với giao dịch liên kết

Trong Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, chi phí lãi vay được khấu trừ trong khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với các bên có giao dịch liên kết. Cụ thể bằng công thức như sau:

Tổng các chi phí lãi vay được trừ – Lãi cho vay/ Lãi tiền gửi ≤ 30% x EBITDA

Trong đó: Lãi tiền vay + Tổng lợi nhuận thuần – Lãi cho vay/ Lãi tiền gửi + Chi phí khấu hao = EBITDA