Xã hội hiện đại đang ngày dần phát triển cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ. Theo đó, một dạng vay tiền mới đã được ra đời – đó là vay tiền qua app.
Vay tiền qua app đáp ứng các nhu cầu cơ bản như nhanh chóng, tiện lợi, mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, một vấn đề luôn tồn tại hai mặt và xuất hiện rủi ro. Thông qua bài viết dưới đây cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu về rủi ro của người cho vay. Cụ thể đó là vay tiền qua app không trả có sao không?
Bạn đang xem: Vay tiền qua app không trả có sao không?
YÊU CẦU TƯ VẤN NHANH
Khái niệm của vay tiền qua app là gì?
Trước khi tìm hiểu việc vay tiền qua app không trả có sao không thì cùng luật Hoàng Phi tìm hiểu khái niệm? Vay tiền qua app là hình thức vay tín chấp, tức là người dân không cần sử dụng tài sản mà chỉ cần thông tin của cá nhân: CMND, CCCD,… và thực hiện thông qua hình thức online bằng những thao tác đơn giản.
Người cho vay và người vay cùng kí kết hợp đồng thông qua dữ liệu số trên internet hay app trên điện thoại. Việc kí kết hợp đồng diễn ra tự nguyện và không có sự ép buộc. Vì vậy, bên vay có nghĩa vụ trả nợ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện.
Chủ thể cho khách hàng của Luật Hoàng Phi vay tiền qua app là ai?
Chủ thể cho vay tiền qua app thường là do các tổ chức tín dụng tổ chức. Hoạt động cho vay do luật Ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng điều chỉnh. Tuy nhiên, cũng có các chủ thể khác không là các tổ chức tín dụng. Lúc này, vay tiền qua app được coi là giao dịch dân sự và do pháp luật dân sự điều chỉnh.
Được biết ngân hàng nhà nhà nước dự thảo sẽ sửa đổi thông tư 39/2016/TT-NHNN. Cụ thể là quy định cụ thể về vấn đề vay tiền qua app của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, nhà nước cũng xem xét xây dựng pháp luật đối với chủ thể không là tổ chức tín dụng. Việc quy định cụ thể có thể tránh được các rủi ro không cần thiết.
Khách hàng của Luật Hoàng Phi vay tiền qua app không trả có sao không?
Xem thêm : Tại sao người ta thường có thói quen đạp vỏ khi ăn trứng vịt lộn?
Vay tiền qua app cũng là giao dịch dân sự, có sự thỏa thuận của đôi bên. Do đó, nếu như người đi vay không trả tiền đúng với thỏa thuận thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đáp án cho câu hỏi “Vay tiền qua app không trả có sao không?” chính là việc này sẽ để một số hậu quả cho người đi vay. Cụ thể:
* Đối với chủ thể cho vay là các tổ chức tín dụng: Vay tiền qua app cũng được xem như là vay tiêu dùng. Nên việc vay tiền qua app không trả thì cũng có thể áp dụng pháp luật tương tự để xử lý. Ví dụ một số trường hợp như sau:
+ Trường hợp khi đến hạn thanh toán mà người vay không trả hoặc không trả đủ số tiền gốc – lãi. Theo đó, người đi vay sẽ phải trả lãi trên nợ gốc tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả. Lãi suất sẽ là lãi mà hai bên thỏa thuận khi tiến hành giao dịch dân sự.
+ Trường hợp không trả đúng hạn thì người vay phải trả lãi trả chậm theo mức lãi hai bên đã thỏa thuận. Tuy nhiên mức lãi này sẽ không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
* Đối với chủ thể cho vay không là các tổ chức tín dụng: Việc chưa có quy định cụ thể có thể dẫn đến sự biến tướng thành khác nhau: Lừa đảo hoặc các app trở thành ứng dụng đen. Hậu quả vay tiền qua app không trả:
Để nhận được tư vấn từ Luật sư, Quý khách click vào Ảnh bên dưới
YÊU CẦU TƯ VẤN NHANH
+ Thủ đoạn đòi nợ thường rất tàn khóc, tàn nhẫn: bắt cóc, đánh đập, cưỡng chế nhà cửa. Kết quả không chỉ ảnh hưởng mỗi bản thân mà còn ảnh hưởng đến gia đình, người thân.
+ Lãi suất cho vay thường rất cao. Đôi khi, khách hàng của luật Hoàng Phi phải đối mặt với số tiền lãi cao hơn cả số tiền gốc. Điều này dẫn đến việc trả số tiền lãi ngày càng một khó khăn hơn. Số tiền ngày một nhiều dẫn đến việc không thể trả nợ đúng hạn. Và cứ thế tiền lãi cứ sinh ra liên tục cho đến khi không còn kiểm soát nổi
Xem thêm : Lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
Bên cạnh đối mặt các khoản tiền phải trả, khách hàng của luật Hoàng Phi có thể bị xử lý khác. Tùy vào mức vay lớn hoặc hành vi thì mà cơ quan nhà nước có thể áp dụng pháp luật tố tụng để xử lý:
+ Nếu vay tiền qua app không trả thì bạn có thể bị khởi kiện bởi các cho thể cho vay. Kết quả của vụ kiện 80% là bạn sẽ bị thua kiện vì bạn là người làm sai. Đến lúc đó hậu quả chính là số tiền mà bạn trả lớn hơn số tiền ban đầu (bao gồm số tiền lãi nêu trên)
+ Vay tiền qua app không trả ngoài bị xử lý theo pháp luật dân sự còn có thể bị xử lý hành chính. Theo đó thì mức phạt có thể rơi vào khoản 2 – 3 triệu đồng có các hành vị quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
+ Trường hợp hành vi để cấu thành tội phạm thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với những hành vi này thì tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản là dễ bị dính phải nhất. Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người phạm tội này có thể lên đến 20 năm tù.
Hoặc đôi khi hậu quả cũng chỉ là danh tiếng của bạn. Điều này làm ảnh hưởng khả năng vay tiền lần sau của bạn. Khi bạn không trả tiền đã vay qua app, hệ thống sẽ lưu lại thông tin của bạn. Lúc này các công ty tài chính cân nhắc, bạn sẽ có khó hoặc không thể vay tiền thêm lần nữa.
Vay tiền qua app không trả có phải ngồi tù không?
Hành vi vay tiền qua app không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Như vậy, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù lên đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Bài viết trên của Luật Hoàng Phi đã giải đáp thắc mắc “Vay tiền qua app không trả có sao không?” Nếu bạn có thêm bất kì thắc mắc nào cần giải đáp thì xin hãy liên hệ với Luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp