Sự thật bị vết thương có nên ăn rau muống hay không?

Nhiều người thường cho rằng, bị vết thương hở thì không nên ăn rau muống bởi sẽ làm cho da bị sẹo lồi. Nhưng thật sự bị vết thương có nên ăn rau muống không? Bí mật này sẽ được các chuyên gia của thammytriseo.com chia sẻ ngay dưới đây.

Ăn rau muống có lợi ích ra sao đối với sức khỏe?

Trước khi biết được bị vết thương có nên ăn rau muống không, chúng ta nên hiểu rõ thành phần các dưỡng chất có trong rau muống vô cùng đa dạng. Trong 100g rau muống có chứa 90% nước, chất xơ, protein, vitamin, sắt, kẽm, magie, lysin, metionin…

Rau muống có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Nhờ vào những dưỡng chất có trong rau nên đây là loại thực phẩm được tin dùng phổ biến. Trong Đông y, rau muống còn có vị ngọt, tính mát giúp thanh nhiệt, kháng viêm cực tốt. Khi bị say nắng có thể dùng nước rau muống cho thêm chút muối uống giải được độc tố trong người.

Đặc biệt vào những ngày hè nóng bức, chúng ta có thể dùng nước canh rau muống để dùng giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ thị lực nhờ vào các chất vitamin A, Carotenoid và lutein.

Đối với công dụng trị bệnh, rau muống có chứa chất sắt góp phần điều trị chứng thiếu máu. Thành phần chất xơ còn giúp trị chứng táo bón, hỗ trợ tiêu hóa, tránh được tình trạng khó tiêu. Ngoài ra, rau muống có đến 13 loại hợp chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa các bệnh ung thư, các tác dụng khử các gốc tự do.

Ăn rau muống có bị sẹo lồi không ?

Mặc dù sở hữu những thành phần dinh dưỡng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng rau muống lại nằm trong danh sách những thực phẩm cần kiêng cữ sau phẫu thuật. Với những người có vết thương hở, sau chấn thương, thẩm mỹ rau muống có nguy cơ gây ra sẹo lồi và nhiều biến chứng, nguyên do là:

  • Hàm lượng chất xơ và đạm quá lớn: Đây là nguyên nhân chính khiến cho vết thương dễ bị thâm sẹo. Rau muống khiến cho các mô lồi lõm bị xơ cứng sau cùng sẽ hình thành sẹo lồi khó điều trị. Không giống như những loại rau khác, những chất dinh dưỡng có trong rau muống khiến cho vết thương lâu lành và cản trở quá trình phục hồi.
Ăn rau muống có thể gây ra sẹo lồi
Ăn rau muống có thể gây ra sẹo lồi
  • Chất Madecassol có trong rau muống là nguyên nhân chính gây tăng sinh collagen và thúc đẩy quá trình hình thành biểu bì. Ăn rau muống sau phẫu thuật dễ khiến cho da tại vị trí phẫu thuật có màu da khác với những vùng da lân cận.
  • Rau muống thường xào với thịt bò hoặc hải sản nên dễ hình thành sẹo, ngoài ra còn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng. Một số trường hợp có cơ địa quá nhạy cảm còn dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng diện rộng, phát ban hay hình thành sẹo.

Vết thương bao lâu thì ăn được rau muống ?

Sau khi tìm hiểu bị vết thương có nên ăn rau muống, nhiều bạn còn thắc mắc về thời gian kiêng cữ món ăn này. Tùy theo tình trạng của vết thương mà bác sĩ và chuyên gia thẩm mỹ sẽ thiết kế thời gian kiêng cữ sau phẫu thuật hợp lý. Theo đó:

Những vết thương nhỏ để lại sau trầy xước:

Chỉ cần kiêng cữ trong thời gian 2 – 3 ngày đầu, đến khi vết thương đóng mài thì có thể sử dụng như bình thường. Tuy nhiên, nếu vết thương xuất hiện ở những vùng da non, da mặt nhạy cảm thì tốt nhất vẫn nên kiêng rau muống trong thời gian một tuần để tránh để lại sẹo thâm.

Những vết thương cỡ trung bình như cắt mí, nhấn mí, nặn mụn:

Kiêng cử rau muống trong thời gian 7 – 10 ngày. Đến khi vết thương qua giai đoạn nhạy cảm không còn chảy mủ hay dịch vàng thì có thể ăn rau muống như bình thường. Với những khách hàng có cơ địa nhạy cảm thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thời gian kiêng cữ rau muống khi có vết thương sẽ theo tư vấn của bác sĩ

Trường hợp đa phẫu thuật, vết thương lớn:

Cần ăn theo thực đơn do bác sĩ thiết kế, theo đó cần kiêng cữ ít nhất 4 – 6 tuần. Trong thời gian này rau muống có thể dẫn đến một số những biến chứng nguy hiểm rất khó để điều trị hoàn toàn.

Bị vết thương kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Nếu lo sợ không biết bị vết thương có nên ăn rau muống không thì các bạn không nên mạo hiểm ăn rau muống. Bên cạnh đó, chúng ta cần tránh ăn các loại thực phẩm khác có nguy cơ tác động đến vết thương nặng hơn như hải sản, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, trứng, cà phê…

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp vết thương mau phục hồi
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp vết thương mau phục hồi

Thay vào đó, các bạn có thể dùng những thực phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình lành da chẳng hạn như rau dền, rau ngót, rau má, rau diếp cá, hành tây… Ăn nhiều trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, quýt, dâu tây, táo… để tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Tăng cường các thực phẩm từ thịt, sữa, rau xanh đậm…

Thông thường đối với những vết thương nhỏ, không quá sâu thì quá trình liền da sẽ kéo dài khoảng 5-7 ngày, vết thương bắt đầu liền miệng và tái tạo tế bào mới. Vấn đề kiêng ăn không còn khắt khe, có thể dùng thoải mái. Nhưng nếu vết thương hở lớn do phẫu thuật thì nên kiêng ăn tất các thực phẩm trên lâu hơn ít nhất là 2 tuần.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể ngừa sẹo cho vết thương bằng các bài thuốc dân gian như dùng nghệ tươi, rau diếp cá… Nghiền nhuyễn nghệ rồi đắp lên vết thương khi da đã khô, bắt đầu liền miệng. Tương tự rau diếp cá có tính kháng khuẩn nên hỗ trợ chống sưng viêm, rất có lợi cho vết thương.

Đồng thời để vết thương không bị nhiễm bẩn, ngăn ngừa sẹo thì chúng ta không nên sờ, gỡ lớp vảy. Trong quá trình lành da nên chú ý rửa vết thương, sát khuẩn để không bị nhiễm trùng.

Bài viết đã trình bày rất chi tiết để chúng ta hiểu rõ bị vết thương có nên ăn rau muống không ta. Đặc biệt là đã hướng dẫn rất cặn kẽ chế độ chăm sóc vết thương đúng cách. Hãy cố gắng thực hiện theo nhé!

>> Các bài viết liên quan:

  • Người bị vết thương hở uống bia được không?
  • Vết thương hở có ăn yến được không? Tác dụng thế nào?
  • Vết thương hở có ăn được cà pháo không? Cách chăm sóc hiệu quả
  • Bị vết thương có ăn đậu bắp được không?