Hiện thực lịch sử là gì? 5 ví dụ về hiện thực lịch sử

Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa gồm hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Vậy cụ thể hiện thực lịch sử là gì, ví dụ cụ thể, cũng như sự khác nhau cơ bản giữa hiện thức và nhận thức lịch sử như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi những chia sẻ ngay bài viết sau đây!

Hiện thực lịch sử là gì?

Hiện thực lịch sử toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ. Chúng tồn tại một cách khách quan, không bị phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

Vì thế, chúng ta chỉ có thể hiểu, nhận thức và trình bày tái hiện lại lịch sử theo những cách khác nhau nhưng không thể thay đổi chúng. Hiện thực lịch sử cũng nhằm để nhấn mạnh vai trò của các nhà nghiên cứu lịch sử, yêu cầu các nhà nghiên cứu phải giữ lập trường khách quan, không thiên vị và khách quan trong việc phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

Tìm hiểu về hiện thực lịch sử
Tìm hiểu về hiện thực lịch sử

Theo đó, các nhà nghiên cứu cần dựa trên bằng chứng đáng tin cậy để có thể đưa ra được các kết luận chính xác nhất, không được lệ thuộc quá mức vào quan điểm cá nhân hay ảnh hưởng bởi những tác giả trước đó.

Trong văn học, hiện thực lịch sử được thể hiện bằng việc tái hiện lại các sự kiện lịch sử vô cùng chân thực và đầy đủ để giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về quá khứ.

5 ví dụ về hiện thực lịch sử

Để có cái nhìn tổng quát và rõ hơn về hiện thực lịch sử, chúng ta sẽ xét 5 ví dụ cơ bản sau đây:

Ví dụ 1:

Vào ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng vạn quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, giúp khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện này đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Sự kiện bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập là hiện thực lịch sử
Sự kiện bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập là hiện thực lịch sử

-> Đây là sự kiện này được diễn ra trong quá khứ và hoàn toàn là sự thật, chúng ta không thể thay đổi được sự thật này. Vì thế, đây được gọi là hiện thực lịch sử.

Xem thêm: Nhận thức lịch sử là gì? 5 ví dụ về nhận thức lịch sử

Ví dụ 2:

Cách mạng Pháp năm 1789 là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với lịch sử thế giới. Sự kiện đánh dấu sự lật đổ của chế độ quân chủ và sự phát triển của chủ nghĩa dân chủ. Chính điều này đã ảnh hưởng đến các cuộc cách mạng ở nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như thúc đẩy sự phát triển của những giá trị nhân đạo, tự do, bình đẳng.

Ví dụ 3:

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc xung đột với quy mô lớn nhất ở trong lịch sử. Tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai có rất nhiều quốc gia trên toàn cầu.

Chính thế chiến thứ 2 đã tác động sâu sắc đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trên toàn thế giới. Kết quả là dẫn đến việc thành lập Liên Hiệp Quốc, cùng với việc chia cắt thế giới thành hai phe chủ lực: Liên Xô và Hoa Kỳ.

Chiến tranh thế giới thứ 2 là sự kiện về hiện thực lịch sử
Chiến tranh thế giới thứ 2 là sự kiện về hiện thực lịch sử

Xem thêm: Tri thức lịch sử là gì cho ví dụ? Vai trò của tri thức lịch sử

Ví dụ 4:

Cách mạng công nghiệp được bắt đầu từ thế kỷ 18 tại Anh đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ cách mạng trong cách sản xuất, giao thông, cũng như trong cuộc sống của con người.

Đây được xem là nền tảng cho sự phát triển của công nghệ, công nghiệp và xã hội hiện đại, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.

Ví dụ 5:

Năm 1991 Liên Xô sụp đổ, sự sụp đổ này của Liên Xô đã đánh dấu sự kết thúc của một trong những đế chế vô cùng lớn của lịch sử. Sự kiện này chính là kết quả của sự suy yếu kinh tế, chính trị và xã hội Liên Xô. Từ đó dẫn đến việc thành lập lại các quốc gia độc lập như Nga và những quốc gia thành viên khác của Liên Xô trước đó.

Xem thêm: Trước công nguyên là gì? Cách tính thời gian trước và sau công nguyên

Sự khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Để thấy được sự khác nhau cơ bản giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử ta sẽ dựa vào bảng so sánh sau đây:

Hiện thực lịch sử Nhận thức lịch sử Hiện thực lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ trong quá khứ, được tồn tại khách quan mà không bị phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Nhận thức lịch sử là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, cũng như những quan niệm hình dung của con người về quá khứ. Hiện thực lịch sử có trước Nhận thức lịch sử có sau Hiện thực lịch sử là duy nhất, không ai có thể thay đổi được. Nhận thức lịch sử vô cùng đa dạng và có thể bị thay đổi theo thời gian Hiện thực lịch sử khách quan Nhận thức lịch sử vừa chủ quan lại vừa khách quan.

Việc nhận thức và hiểu rõ được hiện thực lịch sử là gì là điều vô cùng quan trọng. Hy vọng những chia sẻ mà chúng tôi mang đến trên đây sẽ thực sự hữu ích với bạn đọc.