8 lãng phí trong sản xuất tinh gọn và cách xử lý hiệu quả

Trong sản xuất luôn tiềm ẩn những lãng phí không đáng có mà doanh nghiệp cần phải đối mặt. Những lãng phí này không chỉ tốn kém về thời gian và tài nguyên mà còn đe dọa hiệu quả và cạnh tranh. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá 8 lãng phí thường gặp trong sản xuất và cách xử lý chúng một cách hiệu quả.

8 lãng phí trong sản xuất
8 lãng phí trong sản xuất

1. Lãng phí trong sản xuất là gì?

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động hoặc tài nguyên không cần thiết, không đóng góp vào giá trị cuối cùng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là một vấn đề quan trọng và các doanh nghiệp thường tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm thiểu lãng phí và tăng năng suất. Điều này giúp cải thiện hiệu suất, giảm chi phí và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao hơn cho khách hàng.

Lean Manufacturing (sản xuất tinh gọn) được biết đến nhờ kỹ sư Taiichi Ohno – cha đẻ của hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System – TPS). Ban đầu, ông xác định có 07 loại lãng phí nhưng sau đó có một loại lãng phí mới được thêm vào đó là về nguồn nhân lực, để từ đó ta có 08 loại lãng phí như hiện nay, cùng tìm hiểu 8 loại lãng phí đó là gì ngay bên dưới.

Có thể bạn quan tâm: Chương trình tư vấn sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing

2. 8 lãng phí trong sản xuất doanh nghiệp cần xử lý

8 Lãng phí trong sản xuất doanh nghiệp
8 Lãng phí trong sản xuất doanh nghiệp

2.1 Lãng phí do lỗi sai sản phẩm (Defects)

Lỗi sai sản phẩm xuất hiện khi sản phẩm không đáp ứng được các yêu cầu chất lượng hoặc quy định sản xuất. Lỗi có thể xuất phát từ nhiều nguồn gốc, bao gồm quy trình sản xuất không đúng, máy móc bị hỏng, hoặc sai sót của nhân viên.

Biện pháp khắc phục:

  • Thiết lập quy trình kiểm tra chất lượng.
  • Đào tạo nhân viên.
  • Sử dụng công nghệ kiểm tra tự động.
  • Quản lý cải thiện liên tục.

2.2 Lãng phí do sản xuất dư thừa (Over Production)

Sản xuất dư thừa xuất hiện khi sản phẩm được sản xuất nhiều hơn so với nhu cầu thực tế của thị trường hoặc quy định của khách hàng. Điều này dẫn đến việc phải lưu trữ sản phẩm dư thừa, gây ra chi phí lưu trữ và nguy cơ sản phẩm bị hỏng hoặc lỗi khi nó không được sử dụng trong thời gian dài.

Biện pháp khắc phục:

  • Xác định nhu cầu thực tế.
  • Tạo kế hoạch sản xuất linh hoạt.
  • Theo dõi dự trữ tồn kho.
  • Hạn chế sản phẩm dư thừa.
7 lãng phí trong sản xuất
Lãng phí do sản xuất dư thừa (Over Production)

2.3 Lãng phí do thời gian chờ đợi (Waiting)

Lãng phí thời gian chờ đợi xảy ra khi sự chờ đợi không cần thiết trong quy trình sản xuất. Các nguyên nhân có thể bao gồm thời gian chuyển đổi giữa các công đoạn, thiếu nguồn cung cấp đúng lúc, hoặc sự gián đoạn trong quy trình làm việc.

Biện pháp khắc phục:

  • Tối ưu hóa thời gian chuyển động.
  • Nguồn cung cấp được cấp đúng lúc.
  • Tối ưu hóa lộ trình sản xuất.
Lãng phí do thời gian chờ đợi (Waiting)
Lãng phí do thời gian chờ đợi (Waiting)

2.4 Lãng phí về nguồn nhân sự (Non – Utilized Talent)

Lãng phí về nguồn nhân lực xảy ra khi nhân viên có kỹ năng và tiềm năng, nhưng không được tận dụng hoặc không có cơ hội để thể hiện khả năng của họ trong quy trình sản xuất. Điều này có thể xuất phát từ việc không đào tạo và phát triển nhân viên đúng cách hoặc không tạo cơ hội cho họ tham gia vào quy trình sản xuất.

Biện pháp khắc phục:

  • Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
  • Tạo cơ hội cho nhân viên tham gia đóng góp vào quy trình cũng như đóng góp ý kiến.
  • Tạo môi trường sáng tạo, tích cực.
Lãng phí về nguồn nhân sự (Non - Utilized Talent)
Lãng phí về nguồn nhân sự (Non – Utilized Talent)

2.5 Lãng phí do quá trình vận chuyển (Transportation)

Lãng phí do quá trình vận chuyển diễn ra khi sản phẩm hoặc nguyên vật liệu phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong quy trình sản xuất một cách không hiệu quả. Điều này có thể bao gồm thời gian và chi phí liên quan đến vận chuyển, cũng như rủi ro về sản phẩm bị hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển.

Biện pháp khắc phục:

  • Tối ưu hóa lộ trình vận chuyển.
  • Sử dụng công nghệ để theo dõi và quản lý vận chuyển.
  • Điều chỉnh nguồn cung cấp nguyên vật liệu.
Lãng phí do quá trình vận chuyển (Transportation)
Lãng phí do quá trình vận chuyển (Transportation)

2.6 Lãng phí do hàng bị tồn kho (Inventory)

Lãng phí do hàng bị tồn kho là việc doanh nghiệp lưu trữ quá nhiều sản phẩm hoặc nguyên vật liệu trong kho, gây ra chi phí lưu trữ cao. Tồn kho lâu dài có thể dẫn đến giảm giá trị của sản phẩm hoặc sản phẩm bị hỏng.

Biện pháp khắc phục:

  • Tối ưu hóa quản lý tồn kho.
  • Xác định và loại bỏ sản phẩm không dùng được.
  • Theo dõi và đánh giá hiệu suất tồn kho.
Lãng phí do hàng bị tồn kho (Inventory)
Lãng phí do hàng bị tồn kho (Inventory)

2.7 Lãng phí do các hoạt động (Motion)

Lãng phí do hoạt động xảy ra khi nhân viên hoặc thiết bị phải thực hiện các thao tác di chuyển không cần thiết hoặc không hiệu quả trong quy trình sản xuất.

Biện pháp khắc phục:

  • Tối ưu hóa bố trí thiết bị và nguồn lực.
  • Tối ưu hóa quy trình làm việc.
  • Sử dụng thiết bị tự động hóa.
  • Đào tạo nhân viên.

2.8 Lãng phí do quá trình sản xuất (Extra – Processing)

Lãng phí do quá trình sản xuất xảy ra khi doanh nghiệp tiêu quá nhiều thời gian, công sức và tài nguyên để thực hiện một công đoạn sản xuất hoặc kiểm tra chất lượng mà không cần thiết. Điều này có thể bao gồm việc áp dụng các quy trình phức tạp không cần thiết, kiểm tra quá nhiều lần hoặc sử dụng công cụ và thiết bị đắt tiền so với yêu cầu chất lượng.

Biện pháp khắc phục:

  • Xác định quy trình sản xuất tối ưu.
  • Giảm bớt các bước dư thừa.
  • Áp dụng phương pháp kiểm tra hiệu quả.
  • Sử dụng công cụ và thiết bị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Các công cụ của Lean Manufacturing tối ưu hiệu suất sản xuất

3. Ví dụ về 8 lãng phí trong sản xuất

8 lãng phí trong sản xuất tinh gọn
Ví dụ về 8 lãng phí trong sản xuất

1. Ví dụ về lãng phí do lỗi sai sản phẩm (Defects)

  • Sản xuất sản phẩm mà kiểm soát chất lượng sản xuất còn kém.
  • Sửa chữa máy móc một cách không hiệu quả.
  • Thiếu tài liệu phù hợp.
  • Thiếu tiêu chuẩn quy trình sản xuất.
  • Không hiểu rõ nhu cầu của khách hàng.
  • Mức tồn kho không chính xác.

2. Ví dụ về lãng phí do sản xuất dư thừa (Over Production)

  • Sản xuất số lượng sản phẩm vượt quá nhu cầu thực tế của khách hàng.
  • Tạo ra bản sao không cần thiết và tạo báo cáo không ai đọc.
  • Cung cấp thông tin quá nhiều so với sự cần thiết.
  • Cung cấp dịch vụ trước khi khách hàng sẵn sàng sử dụng.

3. Ví dụ về lãng phí do thời gian chờ đợi (Waiting)

  • Chờ đợi người khác trả lời Email
  • Chờ đợi các thành viên khác đến đủ để tổ chức cuộc họp.
  • Đợi máy tính tải dữ liệu.
  • Chờ nguyên vật liệu.
  • Chờ sự hướng dẫn để bắt đầu quá trình sản xuất

4. Ví dụ về lãng phí về nguồn nhân sự (Non – Utilized Talent)

  • Nhân viên không được giao nhiệm vụ phù hợp.
  • Thiếu cơ hội phát triển.
  • Không tận dụng kiến thức và kinh nghiệm.
  • Không được khuyến khích đóng góp ý kiến.
  • Không đánh giá hiệu suất đúng cách.

5. Ví dụ về lãng phí do quá trình vận chuyển (Transportation)

  • Thời gian giao hàng kéo dài.
  • Thất thoát hàng hóa.
  • Không tối ưu hóa không gian vận chuyển.
  • Sự cố trong quá trình vận chuyển

6. Ví dụ về lãng phí do hàng bị tồn kho (Inventory)

  • Các tệp dữ liệu đang chờ được xử lý.
  • Các bản ghi không được sử dụng trong cơ sở dữ liệu.
  • các tài liệu đã quá lỗi thời.
  • Máy móc hỏng nằm bất động.
  • Sản xuất nhiều hơn so với nhu cầu của khách hàng.
  • Sản phẩm không bán được.

7. Ví dụ về lãng phí do các hoạt động (Motion)

  • Di chuyển không cần thiết.
  • Không tối ưu tự động hóa các công cụ sản xuất.
  • Thực hiện công việc không cần thiết.
  • Không tận dụng công nghệ
  • Quá trình làm việc phức tạp

8. Ví dụ về lãng phí do quá trình sản xuất (Extra – Processing)

  • Sử dụng các thiết bị có độ chính xác vượt quá mức cần thiết
  • Sử dụng các thành phần có hiệu suất cao hơn so với yêu cầu
  • Thực hiện nhiều quy trình hơn mức cần thiết
  • Tích hợp nhiều tính năng không cần thiết vào sản phẩm
  • Nhập dữ liệu hai lần
  • Tạo ra quá nhiều biểu mẫu so với yêu cầu

Bằng cách loại bỏ những lãng phí không đáng có, doanh nghiệp không chỉ giảm được chi phí mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hy vọng thông qua việc xem xét và áp dụng các biện pháp đã đề cập trong bài viết, bạn sẽ đạt được những mục tiêu trong sản xuất một cách hiệu quả nhất.

Tìm hiểu các tin tức quản trị sản xuất khác tại Học Viện PMS để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Các bài viết liên quan:

  • Mục tiêu của quản trị sản xuất là gì?
  • Ví dụ về lập kế hoạch sản xuất
  • Phương pháp tiết kiệm chi phí sản xuất
  • CAPA là gì trong sản xuất và các bước thực hiện CAPA
  • Tìm hiểu về chuyển đổi nhanh SMED
  • Tầm quan trọng của Lean Six Sigma với doanh nghiệp