Trước thềm Hội nghị quốc tế lần thứ tư về hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài diễn ra trong hai ngày 12, 13/12/2019, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban công tác về các tổ chức chính phủ nước ngoài đã trao đổi với báo chí về những khó khăn, thách thức của công tác viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Thứ trưởng có thể đánh giá tổng quan về công tác viện trợ phi chính phủ nước ngoài thời gian qua? Nguồn lực này đã đóng góp gì vào quá trình xây dựng và phát triển của Việt Nam?
Bạn đang xem: Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam
Thời gian qua, công tác viện trợ phi chính phủ nước ngoài được chúng ta triển khai qua hai giai đoạn vận động lớn từ năm 2008-2013 và từ năm 2014-2019. Nhìn tổng thể lại, ở mỗi giai đoạn chúng ta đều có những tiến triển lớn.
Trong giai đoạn 2008-2013, tổng viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Việt Nam đạt khoảng 1,43 tỷ USD; giai đoạn 2014-2019 đạt khoảng 1,76 tỷ USD. Con số này không phải là nhiều nhưng là khoản viện trợ không hoàn lại, tập trung vào các đối tượng có nhu cầu được hỗ trợ, giúp đỡ trên khắp 63 tỉnh, thành phố của cả nước và ở các lĩnh vực: Xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, khắc phục hậu quả chiến tranh…
Thời gian qua, công tác viện trợ phi chính phủ nước ngoài đã đóng góp rất tích cực vào kết quả hoàn thành sớm các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc tại Việt Nam. Đây là nỗ lực chung của toàn đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Đặc biệt, công tác viện trợ phi chính phủ nước ngoài còn đóng góp cụ thể vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân ở các vùng thụ hưởng chính sách viện trợ.
Bên cạnh đó, công tác viện trợ phi chính phủ nước ngoài góp phần nâng cao năng lực các tổ chức, cá nhân được nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài, trực tiếp triển khai dự án đó. Ví dụ: Những dự án giúp nâng cao năng lực của người dân trong việc trồng cây nông nghiệp ở vùng sâu vùng xa. Ở những dự án này, khoản viện trợ có thể không nhiều nhưng đóng góp ý nghĩa rất lớn và quan trọng đối với đời sống của nông dân.
Hay như một dự án rất nhỏ nhưng có ý nghĩa của Tổ chức “Room to read”, (Một tổ chức phi chính phủ nước ngoài của Mỹ, hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001. Trong hơn 18 năm có mặt tại nước ta, Room to read đã xây dựng được mô hình “Thư viện thân thiện”, 765 thư viện nhân rộng tại 34 tỉnh, thành phố trên cả nước-PV), là xây dựng phòng đọc cho các ngôi trường tại một số địa phương. Tổ chức này chỉ viện trợ thí điểm ở một vài địa phương nhưng thấy được hiệu quả rõ rệt từ hoạt động trên, các địa phương tự bỏ kinh phí nhân rộng các thư viện, phòng đọc, từ đó góp phần nâng cao kỹ năng, văn hóa đọc cho học sinh.
Một điểm nữa là công tác phi chính phủ nước ngoài cũng là một bộ phận quan trọng của đối ngoại nhân dân. Ngoài những hoạt động tiếp nhận, đưa viện trợ cho các tổ chức đối tác của phía Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài còn cùng với các đối tác Việt Nam, có những hoạt động, tiếng nói ở các diễn đàn đa phương tổ chức ngay tại Việt Nam hoặc tổ chức ở quốc tế, góp phần tuyên truyền, đưa hình ảnh về những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian qua đến bạn bè quốc tế. Chính vì thế, hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, các tổ chức diễn đàn nhân dân, các tổ chức diễn đàn quốc tế khác nhau, đến nay đã có uy tín rất lớn. Một trong những ví dụ cho vị thế thành công của Việt Nam là việc chúng ta hoàn thành rất tốt nhiệm kỳ của Đại hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc 2014-2018.
Xem thêm : Tết 2024 vào ngày mấy dương lịch?
Trong bối cảnh Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, việc vận động nguồn lực viện trợ phi chính phủ nước ngoài gặp thách thức và cơ hội gì? Việt Nam cần ứng phó với những thách thức và tận dụng những cơ hội đó như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Đúng như vậy. Hiện nay, Việt Nam đã chuyển từ một nước thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với đại diện các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tôi cũng nói rõ với các bạn là: Việt Nam dù đã có nhiều nỗ lực nhưng còn có những khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trước những tác động của biến đổi khí hậu, vấn đề an ninh phi truyền thống, dịch bệnh lan tràn, hậu quả của chiến tranh như bom mìn sót lại, chất độc da cam. Chính vì vậy, nhu cầu cho hợp tác viện trợ phi chính phủ nước ngoài vẫn rất lớn. Đây vừa là cơ hội cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhưng cũng là thách thức, trong đó có việc các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải chuyển sang mô hình mới bởi Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.
Để phù hợp với điều này, Việt Nam cũng đang xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cho 10 năm tới 2021-2030, trong đó tập trung vào lĩnh vực phát triển bền vững và bao trùm, phù hợp với nhiều mục tiêu đặt ra của Chương trình nghị sự 2030. Việt Nam cũng đang cố gắng rất lớn để thực hiện các mục tiêu đó. Ngoài nguồn lực lớn từ Chính phủ, Việt Nam rất cần sự huy động đóng góp của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Bên cạnh đó, lĩnh vực ưu tiên cho phát triển cũng thay đổi, ngoài việc hỗ trợ tập trung thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội bền vững như vậy, những lĩnh vực về nâng cao năng lực xây dựng chính sách, nâng cao năng lực thực hiện các dự án cũng rất cần thiết, quan trọng.
Công tác viện trợ phi chính phủ nước ngoài đã bước sang một giai đoạn mới là hợp tác tương đối bình đẳng hơn, hiệu quả hơn. Trước đây chỉ là các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho triển khai dự án, phía Việt Nam thụ hưởng, đến nay Việt Nam là đối tác bình đẳng hơn, có học tập, chia sẻ kinh nghiệm, trên cơ sở đó biến thành cái của mình, thậm chí chúng ta còn bỏ nguồn lực ra để triển khai.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp