Tội phạm ít nghiêm trọng là gì? Tội phạm nghiêm trọng là gì?

1. Quy định về phân loại tội phạm trong Bộ luật hình sự:

Trong giai đoạn trước đây Bộ Luật hình sự 1999 đã đưa việc phân loại các tội phạm vào quy định cụ thể tại Điều 8 khái niệm tội phạm. Tuy nhiên, quy định về việc phân loại các tội phạm này của Bộ Luật hình sự 1999 đã gây ra nhầm lẫn về thuộc tính của tội phạm. Đến Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định riêng cụ thể việc phân loại tội phạm, đó là việc phân loại tội phạm đã được quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Việc cơ quan có thẳm quyền thực hiện phân loại các tội phạm sẽ được xem xét và được thực hiện cụ thể dựa trên các yếu tố về tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của các hành vi vi phạm của các đối tượng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tùy vào mức độ gây nguy hiểm cho xã hội mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng sẽ áp dụng các loại hình phạt tương ứng, việc này thực chất sẽ góp phần quan trọng giúp đảm bảo tính răn đe cũng như khả năng giáo dục.

Quy định về phân loại các tội phạm này có ý nghĩa to lớn trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử của cơ quan chức năng. Trách nhiệm hình sự của các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm sẽ được xác định ngay tại giai đoạn đầu tiên và từ đó giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền định hướng được các chế tài phù hợp.

Sự phân loại các loại tội phạm trong giai đoạn hiện nay và căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ được thực hiện theo tính chất nghiêm trọng tăng dần của hành vi và tương ứng với đó chính là loại hình phạt cũng như mức khung hình phạt cũng sẽ tăng dần. Nếu như theo quy định trước đây, việc phân loại các hình phạt và khung hình phạt áp dụng cho mỗi loại tội phạm sẽ được áp dụng thực hiện theo phương thức áp dụng mức tối đa thì trong giai đoạn hiện nay, việc phân loại các hình phạt và khung hình phạt áp dụng cho mỗi loại tội phạm đã được liệt kê một cách chi tiết và rõ ràng.

Như chúng ta đã nói đến ở trên, việc thực hiện phân loại các tội phạm sẽ được xem xét dựa trên các yếu tố về tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi, theo quy định của pháp luật, được phân thành 04 loại tội phạm cụ thể như sau:

– Thứ nhất là tội phạm ít nghiêm trọng.

– Thứ hai là tội phạm nghiêm trọng.

– Thứ ba là tội phạm rất nghiêm trọng.

– Thứ tư là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Ta nhận thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, việc các chủ thể là những nhà làm luật đưa ra các quy định để nhằm mục đích có thể xác định một tội phạm thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù); tội phạm nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù); tội phạm rất nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười năm năm tù) hay tội đặc biệt nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình) là đầy đủ, rõ ràng và chính xác.

2. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:

Ta nhận thấy, căn cứ cụ thể vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ quan trọng để các chủ thể có thể thực hiện việc phân chia tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Những hành vi của các chủ thể tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì thực tế sẽ không phải là tội phạm và được xử lý bằng biện pháp khác.

Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng chính là một trong số những căn cứ để nhằm mục đích có thể quy định loại hình phạt, khung hình phạt của tội phạm.

Bên cạnh đó thì cũng cần phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để nhằm mục đích có thể đảm bảo phân loại tội phạm chính xác và đưa ra được khung hình phạt cụ thể. Việc cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thường được thể hiện cụ thể như sau:

– Thực hiện xem xét, cân nhắc lỗi, mục đích, động cơ của các chủ thể là người phạm tội; tìm hiểu và xem xét phương tiện phạm tội; thủ đoạn phạm tội; thời gian và địa điểm phạm tội; khách thể xâm hại và nhiều yếu tố khác.

– Thực hiện xem xét, cân nhắc cụ thể về hậu quả do hành vi phạm tội gây ra bao gồm hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và hậu quả phi vật chất (gây ra những ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội).

– Nếu như tội phạm là có đồng phạm thì sẽ cần xem xét tính chất của chủ thể là đồng phạm có ít người hay có nhiều người tham gia; xem xét, cân nhắc vị trí, vai trò của từng người đồng phạm để nhằm mục đích có thể cá thể hóa trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.

– Nếu phạm tội có tổ chức thì sẽ cần xem xét, cân nhắc tính chất của tổ chức có ít người hay có nhiều chủ thể người tham gia; mức độ cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện hành vi tội phạm; cần phải xem xét, cân nhắc vị trí, vai trò của từng người khi thực hiện tội phạm để nhằm mục đích có thể cá thể hóa trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.

3. Tội phạm ít nghiêm trọng là gì?

Ta hiểu về tội phạm ít nghiêm trọng như sau:

Tội phạm ít nghiêm trọng được hiểu cơ bản là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt sẽ do Bộ luật hình sự năm 2015 quy định đối với tội phạm ít nghiêm trọng là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

Như vậy, tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm ít nghiêm trọng. Đây là tội phạm có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội không lớn.

Mức cao nhất của khung hình phạt của tội phạm ít nghiêm trọng: Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

Ta nhận thấy rằng, đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng, mặc dù trong Bộ luật hình sự cũng đã có một số điều luật có quy định mức án cao nhất của khung hình phạt đối với các tội phạm ít nghiêm trọng nhưng thực chất thì đều sẽ cũng không đến 03 năm tù và đối với những tội đó thì tất cả đều thống nhất hiểu là tội phạm ít nghiêm trọng bởi vì ta nhận thấy rằng, đó là loại tội phạm nhẹ nhất trong 04 loại tội phạm của pháp luật hình sự Việt Nam (hay hiểu là các tội phạm quy định mức án cao nhất của khung hình phạt không đến 03 năm tù không thể thuộc vào loại tội phạm khác).

Ví dụ về tội phạm ít nghiêm trọng như: Điều 124 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Khoản 1 Điều 126 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Điều 140 Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội hành hạ người khác và nhiều loại tội phạm khác thì đều chỉ có mức án cao nhất của khung hình phạt đối với các tội phạm ấy là đến hai năm tù (chưa đến mức ba năm tù theo quy định).

4. Tội phạm nghiêm trọng là gì?

Ta hiểu về tội phạm nghiêm trọng như sau:

Tội phạm nghiêm trọng được hiểu cơ bản chính là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự năm 2015 quy định đối với tội ấy đó là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.

Như vậy, tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm nghiêm trọng: Đây là tội phạm có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội lớn.

Mức cao nhất của khung hình phạt của tội phạm nghiêm trọng: Phạt từ trên 03 năm đến 07 năm tù.

Ta nhận thấy rằng, khái niệm về tội phạm nghiêm trọng làm phát sinh cách hiểu cụ thể như sau:

Một tội phạm sẽ được coi là tội phạm nghiêm trọng khi tội phạm đó có mức phạt cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy từ trên ba năm tù theo quy định của pháp luật hình sự (từ ba năm tù trở xuống thì sẽ không thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng) cho đến bảy năm tù. Điều này có nghĩa là tất cả những tội phạm mà mức án cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy là từ bảy năm tù chở xuống đến trên ba năm tù thì thực tế sẽ đều thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.

Một số ví dụ cụ thể về tội phạm nghiêm trọng như sau: Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội đe dọa giết người, Tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội trộm cắp tài sản và nhiều loại tội phạm khác. Ta thấy rằng, tất cả đều có khung hình phạt từ hai năm đến mức cao nhất là bảy năm tù nên các loại tội phạm này được xếp vào là loại tội phạm nghiêm trọng.