Vi khuẩn lactic là một loại vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Vậy cụ thể nó mang đến những ích lợi gì và có trong những sản phẩm, thực phẩm nào? Hãy theo dõi những thông tin bổ ích trong bài viết dưới đây nhé.
Hiểu đúng vi khuẩn lactic là gì?
Bạn đang xem: Vi khuẩn lactic là gì? 4 kiến thức thú vị về loại vi khuẩn này
Vi khuẩn Lactic (Lactic Acid Bacteria) là loài thuộc nhóm vi sinh vật, họ Lactobacillaceae. Những vi khuẩn thuộc nhóm này có đặc điểm sinh thái khác nhau nhưng đặc điểm về sinh lí tương đối giống nhau.
Tất cả có những đặc điểm chung là vi khuẩn gram dương, không tạo bào tử, không di động, có thể hô hấp kị khí hoặc hiếu khí. Chúng thu nhận năng lượng nhờ quá trình phân giải carbohydrate và sản sinh ra acid lactic. Loại vi khuẩn này có ở sữa, ruột, cao nấm men, cao thịt.
Vi khuẩn Lactic dinh dưỡng theo kiểu được dựa trên đặc điểm riêng biệt của chúng và thường được ứng dụng trong sản xuất thực phẩm như sữa chua, pho mai, xúc xích và là một trong những loại vi khuẩn trong sữa chua phổ biến nhất.
Đặc điểm thú vị của khuẩn lactic
Đặc điểm của vi khuẩn lactic chính là không có khả năng sản xuất phần nhiều các hợp chất mà chúng cần có để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, chính điều này lại mang đến những ứng dụng phổ biến cho vi khuẩn lactic và có vai trò quan trọng đối với con sức khỏe của con người.
Tiêu bản vi khuẩn Lactic: có hình dạng cầu hoặc hình que, đứng riêng lẻ hoặc tạo thành chuỗi, Gram (+). Nhiệt độ sinh trưởng tối ưu của chúng là trong khoảng 25-470C.
Khi xét theo cách thức lên men vi khuẩn lactic được chia thành hai nhóm là vi khuẩn lactic lên men đồng hình và vi khuẩn lactic lên men dị hình.
Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào?
Loại vi khuẩn này rất ưa thích môi trường axit vì chúng tham dự vào quá trình lên men lactic. Phần lớn các loài trong nhóm vi khuẩn này ưa thích và phát triển mạnh trong khoảng độ pH từ 6-7. Tuy nhiên một số loài như Oenococcus oeni và nhiều Lactobacillus đặc biệt ưa axit và có thể chịu được độ pH cực kỳ thấp.
Vai trò quan trọng của vi khuẩn lactic trong sữa chua
Một trong những vai trò chính của loài vi khuẩn này chính là tham gia vào quá trình lên men. Quá trình lên men của vi khuẩn sẽ sản sinh ra acid lactic, điều này làm giảm độ PH trong môi trường được vi khuẩn lên men.
Độ PH thấp làm cho nhiều loại vi khuẩn có hại khác không có điều kiện để phát triển. Vì thế làm tăng thời gian thực phẩm bị phân hủy, giúp cho công nghệ thực phẩm được bảo quản lâu hơn. Và đây cũng là ứng dụng lớn nhất của vi khuẩn trong đời sống của con người.
Lên men lactic chỉ xảy ra trong điều kiện yếm khí, gồm 2 loại là: lên men đồng hình và lên men dị hình.
Dù là lên men đồng hình hay dị hình thì quá trình này vẫn tạo ra acid lactic trong sản phẩm cuối cùng. Mặt khác khi vi khuẩn lactic đồng hình sẽ biến đổi glucose thành khí CO2.
Tuy nhiên, tùy vào mục đích mà người ta điều chỉnh sự lên men của vi khuẩn.
Hiện nay, các công ty. chuyên gia thực hiện điều này để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất, đặc biệt là trong nền công nghiệp công nghiệp thực phẩm.
Khuẩn lactic được ứng dụng trong quá trình nào?
1, Quá trình lên men sữa chua
Quá trình lên men sữa chua là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của loại vi khuẩn này. Nắm bắt được những lợi ích của Lactic mang lại, các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều loại sữa chua chất lượng đem đến cho người tiêu dùng.
Nhờ có vi khuẩn lactic trong sữa chua giúp thúc đẩy quá trình lên men. Đồng thời những ai không sử dụng được lactose có thể bổ sung chất dinh dưỡng từ sữa chua. Hơn nữa, quá trình lên men tạo ra nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Trong quá trình lên men này khi acid lactic đạt đến nồng độ làm cho PH giảm đến một mức nhất định sẽ làm cho ức chế quá trình sinh trưởng của vi khuẩn có hại.
2. Quá trình lên men đồ chua
Loài vi khuẩn được ứng dụng làm dưa chua, làm chua quả, đậu phụ và rất nhiều các sản phẩm khác mà không làm mất màu tự nhiên của quả. Đặc biệt, trong làm tương người ta sử dụng vi sinh vật có sẵn trong vỏ đậu nành – chính là khuẩn Lactic.
Đây là một trong những ứng dụng mà vi khuẩn lactic có lợi ích trong thực tiễn đang được nhiều ngành công nghiệp thực phẩm sử dụng nhiều nhất hiện nay.
3, Giá trị trong y học
Việc sử dụng các chủng vi khuẩn trong phòng ngừa, điều trị bệnh cũng như phục hồi và duy trì sức khỏe ngày càng phổ biến. Ngày nay, chúng còn được ứng dụng điều trị để điều chỉnh miễn dịch, giảm cholesterol, ngăn ngừa ung thư …
Xem thêm : Lượng calo trong bánh bông lan trứng muối là bao nhiêu?
Các sản phẩm probiotic có nguồn gốc từ vi khuẩn này xuất hiện nhiều trong cả lĩnh vực thực phẩm bổ dưỡng. Lactobacillus là nhóm khuẩn lactic được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực probiotic. Hoạt động của Lactobacillus rất hiệu quả trong việc tạo khả năng bám dính vào tế bào, loại trừ hoặc làm giảm sự lan truyền bệnh.
Một số câu hỏi thường gặp về vi khuẩn lactic
Nhóm khuẩn lactic thuộc nhóm vi sinh vật gì?
Vi khuẩn thuộc nhóm sinh vật ưa acid. Vì vi khuẩn này lên men tạo acid lactic thuận lợi cho chúng phát triển. Nhưng nếu độ pH quá thấp thì vi khuẩn này sẽ bị ức chế.
Vi khuẩn lactic dinh dưỡng theo kiểu gì?
Vi khuẩn sử dụng các chất hữu cơ điển hình là glucose và lactose để làm nguồn cung cấp năng lượng. Điều này chứng tỏ vi khuẩn lactic dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng.
Nhóm lactic hô hấp như thế nào?
Vi khuẩn là sinh vật sử dụng oxy để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trong môi trường không có oxy sinh vật này vẫn sống được. Vì vậy, nó là sinh vật hô hấp hiếu khí không bắt buộc.
Vi khuẩn trong sữa chua thuộc nhóm dinh dưỡng nào?
Acid lactic có trong sữa chua là loại vi khuẩn hoá dị dưỡng.
Vi khuẩn này thuộc nhóm sinh vật ưa Acid.
Vi khuẩn này có hại không?
Sau khi vào cơ thể, vi khuẩn sẽ bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh như Salmonella (gây tiêu chảy) và vi khuẩn Pylori (gây viêm loét dạ dày). Quá trình lên men còn tạo ra các chất kháng thể, chất kháng sinh ức chế vi khuẩn có hại.
Tuy nhiên, bất cứ thứ gì bị lạm dụng quá mức đều gây nên những tác hại nhất định cho cơ thể. Vì vậy, phải có chế độ phù hợp khi sử dụng các sản phẩm có chứa sinh vật này.
Hy vọng rằng qua bài viết này cung cấp một số thông tin cần thiết cho bạn đọc về vi khuẩn lactic.
Nguồn: Mediphar USA
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp