Vi phạm hành chính là gì? Quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về vi phạm hành chính như sau:
Bạn đang xem: Vi phạm hành chính là gì? Quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính gồm:
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;
Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác;
Lưu ý: Trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
– Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
– Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
– Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các Điều 90, 92, 94 và 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Lưu ý: Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
3. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:
– Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm sau đây:
+ Vi phạm hành chính về kế toán;
+ Hóa đơn;
+ Phí, lệ phí;
Xem thêm : Đăng kiểm có làm thứ 7 không
+ Kinh doanh bảo hiểm;
+ Quản lý giá;
+ Chứng khoán;
+ Sở hữu trí tuệ;
+ Xây dựng;
+ Thủy sản;
+ Lâm nghiệp;
+ Điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
+ Hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác;
+ Bảo vệ môi trường;
+ Năng lượng nguyên tử;
+ Quản lý, phát triển nhà và công sở;
+ Đất đai; đê điều;
+ Báo chí;
+ Xuất bản;
+ Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa;
+ Sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
+ Quản lý lao động ngoài nước
Xem thêm : Kimetsu no Yaiba ss3: Công bố thời gian phát sóng tập cuối
Ngoài ra, vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
4. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
– Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
– Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 6Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
– Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 6Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
5. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Tại khoản 2 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
– Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều 90 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 90 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 92 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
– Trong thời hạn được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 mà cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Ngọc Nhi
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp